7 chương trình loyalty tiêu biểu trong ngành hàng tiêu dùng (CPG)

Trong một thị trường tràn ngập sự lựa chọn và sự cạnh tranh khốc liệt trên các kệ trưng bày, các chương trình loyalty đã trở thành vũ khí bí mật để các thương hiệu xây dựng và nuôi dưỡng những mối liên kết trực tiếp với người dùng cuối, xây dựng lòng trung thành bền vững với thương hiệu. Nhưng thành thật mà nói, không phải tất cả các chương trình CPG (consumer packaged goods) loyalty đều thành công. Chỉ một số ít có thể đem lại những lợi ích đặc biệt khiến khách hàng cảm thấy họ được trân trọng như những nhân vật đặc biệt.

Trong bài viết này, Kyanon Digital sẽ giúp bạn đi sâu vào những chiến lược của 7 chương trình loyalty nổi bật trong ngành CPG. Từ các đợt giảm giá khủng và các phần thưởng được cá nhân hóa đến các trải nghiệm tương tác trên nền tảng online liền mạch, các chương trình CPG loyalty này đã xây dựng thành công các mối quan hệ lâu dài với khách hàng.

Các nội dung chính

  • Chương trình loyalty giúp củng cố sự gắn bó với thương hiệu và mang lại ảnh hưởng tích cực cho các kênh tiếp thị. Chúng đem đến những lợi ích hữu hình cho cả khách hàng và doanh nghiệp.
  • Cá nhân hóa chính là yếu tố quyết định thành công của các cơ chế loyalty. Những chương trình này sử dụng dữ liệu giao dịch để tùy chỉnh các phần thưởng và ưu đãi phù hợp với từng khách hàng, làm cho toàn bộ trải nghiệm khách hàng trở nên thú vị hơn.
  • Các phần mềm loyalty trên thiết bị di động và các nền tảng kỹ thuật số là yếu tố cần thiết trong các chương trình CPG loyalty. Chúng giúp doanh nghiệp tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và cho phép họ chủ động định hình các mối quan hệ giữa khách hàng và nhãn hàng.
  • Trách nhiệm xã hội có ảnh hưởng quan trọng. Các chương trình loyalty mang lại lợi ích cho cộng đồng, hỗ trợ các tổ chức từ thiện và thúc đẩy các hoạt động thân thiện với môi trường có thể gây được thiện cảm với người tiêu dùng rất tốt. Điều này đặc biệt đúng với một số nhóm đối tượng cụ thể, chẳng hạn như Gen Z. Các hoạt động này mang đến những cảm xúc hài lòng đối với thương hiệu mà họ tin dùng.
  • Các nhãn hàng FMCG hàng đầu không ngừng đổi mới và điều chỉnh các chương trình loyalty của họ để thích nghi với những xu hướng, công nghệ mới và sự thay đổi trong kỳ vọng của khách hàng. Các chương trình này được tạo ra để duy trì sự phấn khích của khách hàng và thúc đẩy sự gắn bó lâu dài.

7 chương trình loyalty tiêu biểu trong ngành CPG

Các thương hiệu CPG đã thiết kế và phát triển những chương trình loyalty đầy tính sáng tạo để xây dựng các mối quan hệ bền chặt với khách hàng, khuyến khích sự mua hàng lặp lại và củng cố lòng trung thành với thương hiệu.

1. Pampers Rewards

Pampers Rewards là chương trình loyalty của Pampers, một nhãn hàng nổi tiếng về các sản phẩm chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Chương trình này mang đến nhiều lợi ích và ưu đãi hấp dẫn để tri ân các bậc cha mẹ và những người chăm sóc trẻ em đã tin dùng sử dụng sản phẩm của Pampers.

Khi đăng ký tài khoản trên Pampers Rewards, khách hàng có thể tích điểm bằng cách mua hàng và nhập mã sản phẩm được in trên bao bì vào ứng dụng hay website Pampers. Khi khách hàng đã tích đủ số điểm, họ có thể dùng nó để đổi ra nhiều loại phần thưởng khác, bao gồm:

  • Quyên góp cho các tổ chức từ thiện
  • Giảm giá cho các lần mua sản phẩm Pampers sau đó
  • Thẻ quà tặng từ các nhà bán lẻ hoặc sàn thương mại điện tử phổ biến
  • Rút thăm trúng thưởng để có cơ hội giành các giải thưởng siêu hấp dẫn
  • Các sản phẩm Pampers độc quyền
  • Hàng hóa và sản phẩm chăm sóc em bé độc quyền của Pampers

Những tính năng thú vị trên Pampers Rewards:

  • Cơ chế tích điểm đơn giản và dễ sử dụng, thúc đẩy các hoạt động mua hàng lặp lại và tăng doanh thu
  • Bằng các nội dung được cá nhân hóa dựa trên độ tuổi và giai đoạn phát triển của trẻ của trẻ, Pampers đã thể hiện sự quan tâm của nhãn hàng trong việc hỗ trợ cha mẹ trên hành trình khôn lớn của con
  • Các phần thưởng đa dạng như quyên góp, giảm giá, thẻ quà tặng, rút thăm trúng thưởng, sản phẩm quà tặng đặc biệt giúp tăng tính tương tác, khuyến khích mua hàng, thúc đẩy truyền miệng (WOM – word of mouth) và tăng doanh thu

Ứng dụng loyalty Pampers Rewards luôn được cập nhật liên tục
Nguồn: Open Loyalty

2. PepsiCo Tasty Rewards

PepsiCo Tasty Rewards mang đến cơ hội cho người tiêu dùng được tương tác và nhận thưởng từ thương hiệu thức ăn và đồ uống hàng đầu trên thế giới. Khi mua các sản phẩm của PepsiCo như Pepsi, Lay’s, Doritos, Mountain Dew, Gatorade, Quaker, Tropicana, khách hàng sẽ được tích điểm và tiếp cận vô số lợi ích hấp dẫn.

Những tính năng thú vị trên PepsiCo Tasty Rewards:

  • Pepsi thu hút lượng lớn người tham gia bằng cách thức đăng ký đơn giản và dễ dàng.
  • Thành viên có thể dễ dàng tích điểm bằng cách chụp hóa đơn mua hàng và đăng tải lên website hoặc ứng dụng PepsiCo Tasty Rewards trong khoảng thời gian cho phép. Điều này giúp Pepsi tăng lượng khách hàng, thu thập nhiều dữ liệu khách hàng cho các chiến lược tiếp thị hiệu quả và là cơ hội để nhãn hàng bán thêm và bán chéo các sản phẩm khác của PepsiCo.
  • Bên cạnh việc tích điểm khi mua hàng, chương trình còn mang đến nhiều cơ hội khác để người dùng tích điểm nhanh hơn và nâng cao trải nghiệm của họ, chẳng hạn như tham gia vào các cuộc khảo sát khách hàng, xem các video quảng cáo, các ưu đãi có thời hạn ngắn…
  • Các chương trình rút thăm trúng thưởng và cuộc thi với nhiều giải thưởng hấp dẫn như các chuyến đi du lịch, thiết bị điện tử và những trải nghiệm VIP khác giúp thu hút khách hàng hiệu quả.
  • Những người tham gia PepsiCo Tasty Rewards được khuyến khích chia sẻ thành tích và các trải nghiệm của họ với chương trình trên nhiều nền tảng mạng xã hội. Điều này làm tăng tính tương tác và giúp xây dựng một cộng đồng sống động của những người cùng chung sở thích.

Chương trình rút thăm trúng thưởng trên PepsiCo Tasty Rewards
Nguồn: Open Loyalty

3. Kellogg’s Family Rewards

Kellogg’s Family Rewards là chương trình loyalty nhằm tri ân và tặng thưởng khách hàng với nhiều ưu đãi và lợi ích hấp dẫn vì họ đã tin dùng các sản phẩm của Kellogg’s.

Những tính năng thú vị trên Kellogg’s Family Rewards:

  • Các thành viên được truy cập vào những nội dung độc quyền như các công thức nấu ăn và thông tin dinh dưỡng, giúp người tiêu dùng khám phá những cách kết hợp sản phẩm Kellogg’s vào các bữa ăn chính và bữa xế của họ.
  • Kellogg’s đã ra mắt hai phiên bản ứng dụng riêng biệt cho iOS và Android, khiến khách hàng thấy được sự cam kết của nhãn hàng trong việc cung cấp trải nghiệm hiện đại và thuận tiện cho khách hàng.
  • Thành viên có thể dễ dàng tích điểm bằng việc mua hàng và nhập mã in trên bao bì sản phẩm, tham gia vào các hoạt động như câu hỏi đố vui, giới thiệu bạn bè đăng ký thành viên và các đợt ưu đãi định kỳ khác.

Kellogg’s Family Rewards hoạt động dựa trên cơ chế quét mã và nhận thưởng
Nguồn: Open Loyalty

4. P&G Good Everyday

P&G Good Everyday là cách để P&G minh chứng những cam kết của doanh nghiệp đối với những người tiêu dùng đã tin tưởng nhãn hàng. P&G đã thiết kế chương trình này để tặng thưởng cho khách hàng không chỉ vì mua hàng mà còn vì họ đã tích cực tham gia các hoạt động xã hội và môi trường.

P&G Good Everyday nhấn mạnh tính bền vững của môi trường. Bằng việc chủ động thúc đẩy tái chế, bảo tồn năng lượng và giảm thiểu việc sử dụng nước, chương trình này nhắm đến giáo dục và tạo điều kiện cho thành viên đưa ra những lựa chọn bền vững trong cuộc sống hằng ngày. Qua đó, P&G hướng đến việc thúc đẩy các tác động tích cực lâu dài lên môi trường và khuyến khích người tiêu dùng có trách nhiệm hơn trong các lựa chọn của họ.

Những tính năng thú vị trên P&G Good Everyday:

  • Khách hàng có thể dễ dàng đăng ký thành viên trên cả website và ứng dụng di động, giúp đẩy mạnh lượt đăng ký.
  • Ngoài việc tích điểm bằng cách mua sản phẩm của P&G, khách hàng còn có thể kiếm thêm điểm khi tham gia vào các hoạt động mang tính giáo dục và truyền cảm hứng về tính bền vững, sức khỏe và phúc lợi xã hội.
  • Thành viên được phép chuyển đổi điểm tích lũy của họ thành các khoản quyên góp từ thiện, giúp doanh nghiệp thể hiện rõ cam kết của họ đối với các trách nhiệm xã hội và hoạt động thiện nguyện.
  • Bằng việc khuyến khích khách hàng tái chế, tiết kiệm năng lượng và tiết kiệm nước để thực hiện những hành động bền vững, P&G đã cải thiện được hình ảnh thương hiệu trong việc giảm tác động xấu lên môi trường.

Ứng dụng di động P&G Good Everyday
Nguồn: Open Loyalty

5. Yeo Valley Yeokens

Yeo Valley Yeokens là chương trình loyalty của Yeo Valley, một thương hiệu sữa hữu cơ nổi tiếng đến từ Anh. Với chương trình này, khách hàng sẽ mua hàng và tích lũy các đồng xu ảo, gọi là Yeokens. Sau đó, các Yeokens được đổi thành các sản phẩm độc quyền, phiếu giảm giá, sách công thức, các trải nghiệm ở trang trại Yeo Valley hay thậm chí là quyên góp từ thiện.

Những tính năng thú vị trên Yeo Valley Yeokens:

  • Cái tên “Yeokens” giúp đẩy mạnh hình ảnh thương hiệu và tăng tính tương tác giữa thành viên với nhãn hàng.
  • Việc đăng ký và tham gia chương trình đơn giản và dễ dàng, giúp tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng.
  • Cơ hội chuyển đổi điểm tích lũy thành quyên góp cho các tổ chức từ thiện khiến khách hàng cảm thấy họ đang làm những điều có ý nghĩa cho xã hội.

Chương trình loyalty Yeo Valley Yeokens
Nguồn: Open Loyalty

6. e.l.f. Cosmetics

e.l.f. Cosmetics là thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng, cung cấp nhiều sản phẩm chăm sóc sắc đẹp chất lượng với giá cả phải chăng. Được biết đến với cách tiếp cận toàn diện về sắc đẹp, e.l.f. luôn hướng đến việc truyền cảm hứng cho người tiêu dùng thuộc mọi hoàn cảnh được thể hiện bản thân và cải thiện vẻ đẹp tự nhiên của họ. Với công thức thân thiện với động vật và người ăn chay, e.l.f. Cosmetics cam kết cung cấp đa dạng các lựa chọn làm đẹp phù hợp với nhiều nhu cầu và sở thích.

e.l.f. Cosmetics đã ra mắt e.l.f. Beauty Squad để tri ân lòng trung thành và gắn kết của khách hàng với thương hiệu. Điểm hay của e.l.f. Beauty Squad là tính năng quét hóa đơn được tích hợp vào ứng dụng loyalty, cho phép thành viên dễ dàng đăng tải hóa đơn mua sản phẩm tại e.l.f. Cosmetics dù là mua trực tiếp hay trực tuyến và tại bất kỳ nhà bán lẻ nào, chẳng hạn như Ulta, CVS Pharmacy, Walmart, Target và Amazon. Với tính năng này, khách hàng vừa được hưởng các ưu đãi và phần thưởng khi mua hàng, doanh nghiệp vừa có thể thu thập dữ liệu và tìm hiểu thói quen mua sắm của khách hàng.

Tính năng quét biên lai trên ứng dụng e.l.f. Beauty Squad
Nguồn: Open Loyalty

e.l.f. Beauty Squad có ba cấp thành viên dựa trên mức chi tiêu mỗi năm: Fan, Pro và Icon.

Mỗi cấp mang đến những ưu đãi và lợi ích riêng, từ đó khuyến khích thành viên tương tác với nhãn hàng nhiều hơn để thăng cấp và hưởng thêm các lợi ích cao cấp hơn.

Ba cấp thành viên trên chương trình loyalty e.l.f. Beauty Squad
Nguồn: Open Loyalty

Bên cạnh đó, các thành viên của e.l.f. Beauty Squad còn được nhận quà trong tháng sinh nhật, được hưởng những ưu đãi độc quyền và là những khách hàng đầu tiên được trải nghiệm các sản phẩm mới ra mắt của e.l.f. Cosmetics. Ngoài ra, khi các thành viên giới thiệu bạn bè hay người thân tham gia chương trình, họ được nhận thêm giảm giá. Điều này giúp e.l.f. Cosmetics có thêm khách hàng và tăng độ nhận diện thương hiệu.

7. MSI Rewards

MSI là công ty chuyên cung cấp các phần cứng máy tính và công nghệ. Nổi tiếng với các dòng máy tính gaming cấu hình mạnh, máy tính bàn và linh kiện chất lượng cao, MSI đã xây dựng thành công sự uy tín của thương hiệu đối với các gamer và những người đam mê công nghệ trên khắp thế giới.

MSI Rewards là chương trình loyalty của MSI, bao gồm bốn cấp thành viên: Bronze, Silver, Gold và Platinum.

Cũng như các chương trình loyalty đã đề cập, MSI Rewards cho phép thành viên tích điểm bằng nhiều hình thức như mua hàng, hoàn thành khảo sát, viết đánh giá sản phẩm, tham gia các sự kiện của nhãn hàng… Và phần thưởng cũng vô cùng đa dạng, chẳng hạn như MSI merch, phụ kiện chơi game, giảm giá độc quyền và các sản phẩm của MSI, tùy thuộc vào cấp bậc mà thành viên của chương trình có thể nhận được.

Cơ chế loyalty trên MSI Rewards được chia theo cấp bậc.
Nguồn: Open Loyalty

Những tính năng thú vị trên MSI Rewards:

  • Việc phân cấp thành viên giúp thúc đẩy khách hàng mua hàng và tương tác với chương trình loyalty nhiều hơn để thăng hạng.
  • Với nhiều hình thức tích điểm, MSI đã thể hiện cam kết của doanh nghiệp trong việc đáp ứng nhu cầu và sở thích của khách hàng, giúp củng cố sự gắn bó của khách hàng với thương hiệu.
  • MSI tổ chức những sự kiện, cuộc thi và các chương trình giveaway độc quyền cho thành viên của MSI Rewards, giúp tăng doanh thu và sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp.

Những “best practice” cho các chương trình loyalty trong ngành CPG

1. Đặt ra các mục tiêu rõ ràng cho chương trình loyalty

Bạn nên bắt đầu với việc xác định rõ điều bạn muốn đạt được với chương trình loyalty. Đó có thể là tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng, thúc đẩy mua hàng lặp lại hay thu thập dữ liệu khách hàng. Một mục tiêu rõ ràng sẽ giúp định hướng chương trình loyalty của bạn.

2. Thấu hiểu khách hàng

Hãy tìm hiểu khách hàng của bạn một cách tường tận. Nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng sẽ giúp bạn khám phá được thói quen và sở thích mua sắm của khách hàng, từ đó giúp bạn điều chỉnh chương trình loyalty sao cho phù hợp và mang đến những trải nghiệm cá nhân hóa cho khách hàng.

3. Càng đơn giản càng tốt

Chương trình loyalty nên được thiết kế sao cho khách hàng có thể dễ dàng đăng ký và tham gia. Các điều khoản và chính sách trên chương trình cần được thể hiện rõ ràng, dễ hiểu. Điều này sẽ giúp khuyến khích khách hàng tham gia nhiều hơn.

4. Cá nhân hóa ưu đãi

Việc phân khúc khách hàng và thiết kế những phần thưởng số hay vật lý phù hợp với sở thích của họ khiến khách hàng cảm thấy được trân trọng và gắn bó lâu dài với nhãn hàng.

5. Thiết kế phần thưởng hấp dẫn

Từ giảm giá và hoàn tiền đến ưu đãi từ đối tác và các cơ hội tiếp cận sản phẩm độc quyền, hãy chọn những phần thưởng mà khách hàng của bạn cảm thấy yêu thích. Bên cạnh đó, những phần thưởng có giá trị cao sẽ giúp khách hàng cảm thấy họ được quý trọng.

6. Thêm vào các yếu tố gaming

Kết hợp các yếu tố gaming như tích điểm, cấp bậc, thử thách hay các cuộc thi vào chương trình loyalty sẽ khiến khách hàng thích thú và có nhiều động lực tham gia chương trình hơn.

7. Tích hợp liền mạch

Chương trình loyalty cần được tích hợp trên nhiều kênh khác nhau, chẳng hạn như trang web, ứng dụng di động hay các cửa hàng offline của thương hiệu. Điều này giúp khách hàng có được trải nghiệm liền mạch khi truy cập tài khoản loyalty, theo dõi điểm tích lũy và đổi thưởng ở nhiều kênh.

8. Truyền thông hiệu quả

Thông điệp của chương trình loyalty cần phải rõ ràng và được quảng bá trên nhiều kênh như email, mạng xã hội hay các bảng hiệu trong cửa hàng. Hãy để khách hàng biết về những lợi ích và ưu đãi đặc biệt của chương trình.

9. Tận dụng tốt dữ liệu khách hàng

Dữ liệu khách hàng thu thập được từ các chương trình loyalty rất có ích cho việc phân tích và hiểu hành vi và sở thích khách hàng. Dữ liệu có thể được phân loại thành zero-party (được khách hàng tự nguyện chia sẻ) và dữ liệu third-party (thu thập từ các nguồn bên ngoài). Phân tích sâu các dữ liệu này sẽ giúp bạn có được insight hữu ích về khách hàng, tối ưu hóa giải pháp loyalty, tinh chỉnh chiến lược tiếp thị và tạo ra các ưu đãi cá nhân hóa phù hợp với khách hàng.

10. Luôn linh hoạt và thích nghi

Hãy luôn theo dõi chương trình loyalty của bạn xem nó có đang hoạt động hiệu quả hay không và thu thập phản hồi từ khách hàng để nhanh chóng thực hiện các thay đổi cần thiết đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn những thông tin hữu ích về các chương trình loyalty trong ngành CPG.