Twitter, Amazon, Spotify... sa thải ồ ạt – Lời khuyên cho người trẻ trước thời kỳ “layoff”

Năm 2023 đã chứng kiến bức tranh ảm đạm của tình hình kinh tế thế giới khi các tập đoàn công nghệ lớn như Google, Meta, Microsoft, Twitter, Amazon và gần đây nhất là Spotify đã lần lượt sa thải hơn 10.000 nhân sự. Những đợt sa thải hàng loạt này là hệ quả tất yếu của làn sóng tuyển dụng ồ ạt và kết quả của sự lạc quan “thái quá” của các công ty công nghệ sau đại dịch.

Không chỉ dừng lại ở lĩnh vực công nghệ, theo khảo sát vừa công bố của Navigos Group, tại Việt Nam có hơn 68% doanh nghiệp trải dài khắp lĩnh vực xây dựng, bất động sản, bán lẻ, ngân hàng... lựa chọn cắt giảm nhân sự để đối mặt với tình hình biến động.

Đối với lĩnh vực Marketing & Communication, những agency lớn như GroupM thuộc WPP, Interpublic Group, Work & Co... hay các client đã tiến hành sa thải nhân sự, đặc biệt nhất là R/GA có đến 3 đợt sa thải trong vòng chưa đầy một năm. Các công ty này cũng đang cắt giảm đáng kể những vị trí không cần thiết, họ cũng không có nhu cầu tuyển thêm các vị trí mới cũng như các vị trí cấp thấp hơn như intern, fresher, hay junior…

Nếu bạn là một người trẻ bước vào đời đang đứng trước sự chao đảo sự nghiệp hay một nhân viên văn phòng đang sụp đổ khi vừa mất việc làm trước tình hình kinh tế biến động, dưới đây là những lời khuyên về tư duy. Mong rằng đây sẽ là tia sáng nhỏ bé giúp bạn vượt qua những đêm vùng cực.

Theo khảo sát vừa công bố của Navigos Group, tại Việt Nam có hơn 68% doanh nghiệp lựa chọn cắt giảm nhân sự để đối mặt với tình hình biến động.
Nguồn: @zimmytwss-image

1. Hãy thôi FOMO mà tập trung phát triển năng lực bản thân

Lời khuyên đầu tiên dành cho các bạn trẻ là đừng chạy theo đám đông khi đưa ra bất kỳ sự lựa chọn nào trước sự nghiệp cuộc đời.

Hiện tượng FOMO phản ánh chính xác tâm lý của các bạn trẻ mới ra trường. Khi chưa biết con đường dành cho mình, người trẻ thường có xu hướng chọn những lĩnh vực công việc đang hot, những ngành hàng đang trên đà tăng trưởng mà không kịp tìm hiểu chính mình và suy xét đến thế mạnh bản thân. Hậu quả là khi ngành hàng đã đạt mức tăng trưởng nhất định, nó sẽ bắt đầu chu kỳ suy thoái mới. Lúc này, bạn bị mất phương hướng.

Quay ngược lại quá khứ, hiện tượng FOMO trong lựa chọn con đường sự nghiệp này đã xảy ra vào năm những năm 2006-2009 khi lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng bước vào thời kỳ phát triển rực rỡ. Hàng loạt thí sinh đổ xô đăng ký nguyện vọng học ngành này với ao ước được gia nhập các ngân hàng nhà nước và sở hữu một nguồn thu nhập ổn định.

Thế nhưng, không gì là mãi mãi. Vào giai đoạn 2011-2013, sự suy giảm và bão hoà nhân lực trong ngành Tài chính đã khiến hơn 12.000 cử nhân Tài chính – Ngân hàng lâm vào cảnh lao đao tìm việc, phần lớn trong số đó phải làm trái ngành.

Vết xe đổ của quá khứ vẫn còn đó. Thử hỏi, nếu tiếp tục chạy theo số đông khi tìm kiếm định hướng nghề nghiệp, bạn sẽ là ai trong 3-5 năm nữa? Trước biến động của thị trường tuyển dụng, điều các bạn trẻ mới ra trường cần làm ngay lúc này là:

  • Mài dũa năng lực bản thân: Bạn có thể học thêm các kỹ năng mềm và các kỹ năng chuyên môn kỹ năng tiếng Anh, thuyết trình dự án. Đối với những bạn trẻ ngành Marketing & Communication, bạn có thể làm giàu portfolio bằng những sản phẩm sáng tạo, các bài giải case... bỏ vào CV gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
  • Xây dựng network trong ngành: Sống trong thế giới phẳng, bạn hoàn toàn có thể kết nối với vô số những anh chị đi trước thông qua mạng xã hội như Facebook, LinkedIn... để có thêm góc nhìn về công việc tương lai. Khi tham khảo góc nhìn về lĩnh vực ngành nghề cụ thể bạn hãy đặt một số câu hỏi như:
    • Yếu tố nào có thể giúp ta thành công và bám trụ với ngành nghề/ lĩnh vực này?
    • Lối sống thường thấy của những người làm ngành nghề/ lĩnh vực này là gì?
    • Những cá nhân xuất sắc trong ngành nghề này là ai?

Chính những câu hỏi đào sâu này là món quà vô giá giúp các bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian thử, sai để “giác ngộ”. Khi tìm được công việc, lĩnh vực yêu thích, bạn mới tự trau dồi cho mình nội lực để vượt qua những thăng trầm.

Trước biến động của thị trường tuyển dụng, điều các bạn trẻ mới ra trường cần làm ngay lúc này là mài dũa năng lực và xây dựng network trong ngành.
Nguồn: Getty Images

2. Khủng hoảng là cơ hội để sự nghiệp bứt phá

Nếu ở trên là lời thủ thỉ cho các bạn sinh viên mới ra trường, vậy thì người đang đi làm và vẫn giữ được công việc hiện tại thì sao?

Đối với những nhân sự này, khi nhìn những đồng nghiệp chủ chốt bị cuốn theo làn sóng layoff, bạn có thể sẽ rất hoang mang, lo sợ không biết liệu mình có thuộc nhóm người tiếp theo hay không. Một số khác cảm thấy chán nản trong công việc hiện tại trước bối cảnh tình hình kinh doanh biến động.

Lời khuyên cho bạn là: Hãy cố gắng BÁM TRỤ.

Giai đoạn này là thời điểm rủi ro để chuyển việc, bởi thị trường lao động có xu hướng đóng lại “headcount” để kết lại một năm đầy biến động, vì thế bạn khó có thể tìm một công việc phù hợp trước thềm Tết đến. Thay vì bị dẫn dắt bởi những cảm xúc chán nản nhất thời, bạn hãy chậm lại một nhịp, nhìn sâu là tự hỏi:

  • Tại sao bạn lại cảm thấy chán nản ở công việc hiện tại?
  • Vì sao bạn cảm thấy mình sẽ thuộc nhóm đối tượng tiếp theo bị layoff?
  • Có cách nào giúp cải thiện tình hình công việc hiện tại không?

Khi xác định được nguyên nhân gốc rễ của những căng thẳng thời kỳ suy thoái, bạn có thể trò chuyện cởi mở với cấp trên và đồng hành cùng công ty vượt qua những khó khăn trước mắt.

Bên cạnh đó, nếu quan sát thị trường một cách tinh tế, bạn sẽ nhận ra trong NGUY có CƠ. Thực chất giai đoạn khủng hoảng này là cơ hội để những cá nhân xuất sắc trình bày ý tưởng, đóng góp những giải pháp thiết thực cho tổ chức. Công ty có thể gặp khó khăn ở một thời điểm nhất định, nhưng khi bắt đầu phục hồi trở lại, cấp trên sẽ vô cùng trân trọng những sự cống hiến, một lòng của các nhân sự bền bỉ và sẵn sàng đề bạt bạn lên một vị trí cao hơn.

Khi công ty bắt đầu phục hồi trở lại, cấp trên sẽ trân trọng sự cống hiến của các nhân sự bền bỉ và sẵn sàng đề bạt bạn lên một vị trí cao hơn.
Nguồn: Pexels

Nếu nói tới đây nhưng bạn vẫn quyết tâm nghỉ việc sau Tết, vậy thì hãy sẵn sàng:

  • Chuẩn bị quỹ lương từ 3-6 tháng.
  • Cập nhật CV liên tục.
  • Học thêm kỹ năng mới cho công việc kế tiếp.

Dù bạn chọn ở lại cùng công ty hay quyết định nhảy việc, hãy xác định rõ định hướng và chuẩn bị sẵn sàng về kỹ năng và tư duy để lấy đà cho bước chuyển mình tiếp theo.

3. Tận dụng “khoảng nghỉ” để self-reflection

Khác với nhóm sinh viên vừa tốt nghiệp, mông lung trước ngã rẽ sự nghiệp và những người đang đi làm lao đao trước làn sóng “layoff”, thì nhóm người bị cho thôi việc, đột nhiên mất đi thu nhập mới thật sự đối mặt với những bấp bênh bủa vây nhiều phía.

Nếu bạn thuộc nhóm người mất việc và đang trải qua những cung bậc cảm xúc:

  • Tự ti, ngờ vực về giá trị bản thân.
  • Tức giận và xấu hổ.
  • Lòng tự trọng bị tổn thương nghiêm trọng.
  • Bị sốc và lo lắng về tương lai phía trước.

Hãy HÍT THỞ SÂU và BÌNH TĨNH.

Đầu tiên, hãy làm rõ tình huống này: Bạn bị cho thôi việc không phải kém cỏi mà vì chu kỳ nền kinh tế suy yếu hoặc công ty tái cơ cấu dẫn tới việc giảm quy mô. Bạn không thể kiểm soát việc bị “layoff”, nhưng bạn có thể kiểm soát thái độ đối diện với khủng hoảng.

Bạn không thể kiểm soát việc bị “layoff”, nhưng bạn có thể kiểm soát thái độ đối diện với khủng hoảng.
Nguồn: Getty Images

Mặc dù ở thời điểm hiện tại, nếu bị “layoff”, bạn sẽ rất khó để tìm kiếm công việc mới ngay lập tức. Tuy nhiên, đừng vì vậy mà chọn công việc để “làm cho có”, vì bạn sẽ dễ lâm vào cảnh hoang mang và mất phương hướng cho công việc tiếp theo.

Ở khoảng thời gian này, bạn nên dành thời gian nghỉ để self-reflection (Phản tư), nhìn lại quá trình đi làm nhiều năm để hiểu rõ:

  • Thế mạnh của mình.
  • Bài học đi làm suốt nhiều năm.
  • Niềm đam mê ẩn sâu mà trước giờ vì bận rộn bạn chưa nhận thấy.
  • Định hướng mới cho năm sau.

Khi đã vẽ được lối cho hành trình sự nghiệp tiếp theo, hãy dành trọn thời gian này để học thêm những khóa học ngắn hạn để nâng cao chuyên môn, gặp gỡ những chuyên gia trong chính ngành nghề của mình để làm giàu thêm vốn sống và các mối quan hệ.

4. Cơ hội “trong lòng” khủng hoảng

Trong ngành Marketing & Communication, suy thoái kinh tế chính là cơ hội để các marketers, thương hiệu phát triển các chiến lược thông minh để phân bổ lại ngân sách cho nền tảng marketing phù hợp. Lúc này, nhân sự có những sáng kiến “độc lạ”, giải pháp thông minh sẽ ghi dấu ấn và bứt phá trong sự nghiệp.

Dù bạn là sinh viên, người đang đi làm hay người vừa mất việc, hãy luôn nhớ rằng luôn có CON ĐƯỜNG sâu trong TÂM BÃO. Hãy cho mình cơ hội để học hỏi và phát triển. Nội lực được trui rèn qua vấp ngã, thử thách và tinh thần học hỏi không ngừng.

Chúc các bạn vượt qua thách thức để sớm “hoá rồng” trong thời kỳ biến động!

Nếu bạn đang:

  • Tìm kiếm cơ hội để phát triển bản thân, học hỏi và đạt được những mục tiêu mới trong sự nghiệp marketing
  • Chao đảo sau khi nghỉ việc và không biết hướng đi tiếp theo trong tình hình kinh tế biến động
  • Chán nản mệt mỏi trong công việc hiện tại và muốn chuyển sang ngành marketing trong năm mới

Hãy cho mình cơ hội để trau dồi kiến thức, kỹ năng ngành nghề qua bộ ba lộ trình Marketing Management, Creative Communication, Digital Marketing tại AIM Academy.

Với 16 môn học từ Market Research, Data Analysis, Digital Planning, Strategic Communication Planning... bao quát gần như mọi “ngách”, bạn sẽ được tiếp cận với khối kiến thức đồ sộ từ những giảng viên kỳ cựu trong các tập đoàn từ global đến glocal tại Việt Nam như Marico, Vinamilk, Kantar, Mindshare...

Đặc biệt, dành cho những học viên đăng ký học theo chương trình từ 02/12/2023-31/01/2024, bạn sẽ nhận được 3 buổi mentoring 1:1 cùng trainers của AIM Academy cùng nhiều ưu đãi khác. Tham khảo thông tin chương trình học và điền form đăng ký nhận tư vấn tại đây.