Sinh viên Đại học Thủ Dầu Một tham quan Nhà máy Viglacera - Eurotile

Gần 80 sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một (TDMU) đã có chuyến tham quan đầy thú vị tại Nhà máy gạch Viglacera - Eurotile, Khu công nghiệp Mỹ Xuân, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Dai-hoc-Thu-Da u-Mot-3.jpg

Chương trình được thương hiệu Eurotile và trường TDMU phối hợp tổ chức, nhằm giúp cho sinh viên khoa Kiến trúc và khoa Tài nguyên môi trường có cơ hội hiểu rõ hơn về quy trình sản xuất gạch tấm lớn và cách hệ thống xử lý rác thải hoạt động. Đồng thời, việc tiếp xúc trực tiếp với môi trường công nghiệp và các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực, sẽ giúp sinh viên có thể học hỏi kinh nghiệm, tạo động lực và định hướng rõ ràng hơn trong quá trình học tập và phát triển sự nghiệp sau này.

Dai-hoc-Thu-Da u-Mot-1.jpg

Các bạn sinh viên tập trung nghe thầy dặn dò trước khi lên xe

Ngay từ sáng sớm, gần 80 bạn sinh viên đã có mặt tại trường TDMU để chuẩn bị khởi hành cho chuyến tham quan đầy thú vị tại Nhà máy gạch Viglacera - Eurotile. Tâm trạng của mọi người đều tràn đầy sự háo hức và hứng khởi trước sự kiện đặc biệt này.

b8d928ea6afeeb f59f458ee76d40 e532.jpg

Đúng 6g30 xe bắt đầu lăn bánh

Suốt chặng đường, các bạn sinh viên không ngừng trò chuyện và thảo luận về những niềm vui khi sắp được tận mắt tham quan dây chuyền, quy trình sản xuất gạch porcelain khổ lớn cao cấp của Viglacera - Eurotile. Với những tâm hồn đam mê và học hỏi, buổi tham quan là một cơ hội quý báu mà không ai muốn bỏ lỡ.

Dai-hoc-Thu-Da u-Mot-2.jpg

Sau 2 tiếng di chuyển mọi người đã có mặt tại nhà máy

Đến 8g30, 2 đoàn xe chở sinh viên và thầy cô đã dừng bánh tại Nhà máy gạch Viglacera - Eurotile. Trong không gian rộng lớn, sự nồng hậu của nhân viên, cùng với trang thiết bị hiện đại và những công nghệ tiên tiến đã sẵn sàng chào đón các bạn sinh viên TDMU trải nghiệm, học hỏi.

ThS Nguyễn Dương Tử - Giám đốc chương trình đào tạo kiến trúc, trường Đại học Thủ Dầu Một cho biết, đối với sinh viên ngành Kiến trúc, ngoài kiến thức được trau dồi trên giảng đường thì việc tiếp cận thực tế vô cùng quan trọng. Thành công trong việc thiết kế phải bao gồm việc tìm hiểu cách hoạt động của nhà máy, từ dây chuyền sản xuất cho đến nguyên tắc vận hành các phần kết cấu quan trọng.

“Hiểu rõ những yếu tố này sẽ giúp các bạn học sinh viên tạo ra các thiết kế có tính khả thi và thích ứng với môi trường thực tế, để khi bước ra làm việc các bạn có thể tự tin và thành thạo hơn trong công việc của mình. Do đó, buổi tham quan nhà máy là cơ hội quý báu cho các bạn trải nghiệm, học hỏi và nắm vững những khía cạnh thiết yếu trong lĩnh vực này” - ThS Nguyễn Dương Tử chia sẻ.

Dai-hoc-Thu-Da u-Mot-4.jpg

Giao lưu ngắn với các bạn sinh viên trước khi tham quan nhà máy

Trước khi bước vào cuộc hành trình khám phá nhà máy đầy thú vị, tất cả các bạn sinh viên đã được tổ chức cung cấp những thông tin chi tiết về nhà máy, cũng như các quy định và hướng dẫn cần tuân thủ. Điều này nhằm mục đích bảo đảm rằng mọi hoạt động trong không gian nhà máy đều diễn ra một cách an toàn và có trật tự, tạo điều kiện thuận lợi để các bạn tiếp cận và tìm hiểu một cách an toàn.

Dai-hoc-Thu-Da u-Mot-5.jpg

Dai-hoc-Thu-Da u-Mot-6.jpg

Trên khuôn mặt các bạn sinh viên ai nấy cũng rất hào hứng khi chuẩn bị bước vào nhà máy

Ông Lê Vũ Đăng - Quản lý thị trường tại Nhà máy là người trực tiếp hướng dẫn các bạn sinh viên tham quan dây chuyền, quy trình sản xuất ra gạch porcelain khổ lớn cao cấp với công nghệ sản xuất tiên tiến thế giới Sacmi Continua+ - một đột phá với tầm nhìn nâng cao tiêu chuẩn sản xuất ngang tầm với các thị trường cao cấp nhất thế giới như Ý và Tây Ban Nha.

Dai-hoc-Thu-Da u-Mot-7.jpg

Ông Lê Vũ Đăng chia sẻ nhưng thông tin sơ lược về nhà máy

Dai-hoc-Thu-Da u-Mot-20.jpg

Nhà máy Vigalcera có diện tích rộng 28ha, với trang thiết bị hiện đại thế giới

Theo ông Đăng, nguyên liệu men gạch tấm lớn nhập khẩu 100% từ các tập đoàn sản xuất nguyên liệu Tây Ban Nha như Torrecid, Esmalglass Itaca. Nguyên liệu được nghiền trộn kỹ lưỡng thông qua máy sàng lọc khử từ bằng con lăn tự động để làm sạch bột và vật liệu dạng hạt, giúp loại bỏ tối đa hàm lượng kim loại nhiễm từ trong hỗn hợp nguyên liệu.

Sau khi nghiền xương, sấy phun, lưu si-lô, sẽ sử dụng các máy rải liệu APBM (rải liệu 1 loại xương 1 màu) và máy APC (rải bột nguyên liệu từ 1 đến 4 màu) để tạo dạng hoa văn trong xương gạch. Sử dụng máy SVV sẽ chụp hình bề mặt phát hiện chính xác hoa văn màu sắc trên từng tấm gạch riêng lẻ. Thông tin được phân tích này được chuyển đến máy rải liệu in khô DDD hoặc máy in kỹ thuật số để in hoa văn theo đúng xương gạch.

Dai-hoc-Thu-Da u-Mot-8.jpg

Dai-hoc-Thu-Da u-Mot-9.jpg

Các bạn sinh viên đều rất chăm chú lắng nghe quá trình sản xuất gạch tấm lớn

Phương pháp cán gạch được dùng là PCR bản rộng hơn 2m, cường độ ép đạt tới 450 kg/cm², tối ưu hóa mật độ bột nguyên liệu và độ ổn định tấm xương gạch. Đồng thời kèm theo hệ thống thu hồi nguyên liệu tự động, giúp giảm thiểu sử dụng điện năng (>20%) và tránh lãng phí nguyên liệu. Hệ thống dàn sấy 5 tầng đưa độ ẩm sản phẩm về dưới 0,5%, sử dụng máy phun men NEBULA 4 đầu và 6 đầu phun để phun men engobe, men phủ và men bảo vệ.

Dai-hoc-Thu-Da u-Mot-11.jpg

Quá trình vận chuyển gạch được thực hiện bằng robot

Dai-hoc-Thu-Da u-Mot-10.jpg

Sự kết hơp của nguyên liệu mới, công nghệ cán phẳng gạch và chu kỳ nung dài cho ra đời một dòng sản phẩm gạch tấm lớn siêu bền bỉ.

“Sau khi cấp bột ép tạo hình viên gạch, sấy, tráng men, in kỹ thuật số, vào lò nung với chu kỳ nung dài hơn 35%, nhiệt độ nung ~1205 độ C - kỹ thuật hiện đại sử dụng nhiên liệu sạch, giúp đảm bảo sự đồng nhất và độ bền của sản phẩm, bảo vệ bề mặt khỏi thời gian cũng như tác động của môi trường. Gạch sau đó được chuyển qua khu vực phân xưởng mài mài cạnh, mài bề mặt ra thành phẩm và đóng gói.

Nhà máy chia ra dây chuyền tấm lớn là cán ép, còn 4 dây chuyền nhỏ sẽ cấp bột vào các máy ép để ép định hình theo viên gạch. Tùy kích thước 60x60cm, 60x120cm, 80x80, 40x80cm, 30x60 cm,... và đơn hàng sẽ sản xuất cho phù hợp”, ông Đăng cho biết thêm.

Dai-hoc-Thu-Da u-Mot-14.jpg

Bạn Tô Uyên Phương, sinh viên ngành Kiến trúc (bên phải) chia sẻ: “Trước khi tham quan Nhà máy gạch Viglacera - Eurotile, chúng em đã có cơ hội được trải nghiệm tại một nhà máy khác, tuy nhiên, tại đó công nhân vẫn tham gia một phần trong quá trình sản xuất. Nhưng ở đây, em lại thấy ứng dụng công nghệ hiện đại hơn và đặc biệt hầu hết các dây chuyền sản xuất đều được thực hiện bằng robot rất hiện đại. Trong suốt cuộc tham quan, em cũng rất ngạc nhiên, vì thông thường, khi bước vào một nhà máy sản xuất gạch sẽ khá bụi bặm, nhưng tại Nhà máy Viglacera - Eurotile, hệ thống xử lý không khí và môi trường được thiết lập rất tốt, làm cho không gian trở nên thông thoáng, sạch sẽ và dễ dàng tiếp cận quá trình sản xuất hơn”.

Phương Uyên cũng cho biết thêm, sắp tới, các sinh viên sẽ chuẩn bị cho một đồ án quan trọng liên quan đến thiết kế nhà công nghiệp. Vì vậy, việc được tham quan một Nhà máy như thế này thực sự là một cơ hội quý giá, giúp sinh viên lựa chọn và áp dụng những loại gạch thích hợp nhất vào các thiết kế không gian khác nhau.

Bên cạnh việc trải nghiệm hành trình tham quan dây chuyền sản xuất gạch tấm lớn đẳng cấp tại nhà máy, các bạn sinh viên còn được mở rộng tầm mắt với hệ thống xử lý nước thải tân tiến. Đây không chỉ đơn thuần là một phần của quy trình sản xuất, mà còn thể hiện cam kết của Viglacera trong việc phát triển bền vững, giảm thiểu chất thải và giảm thiểu tác động đến môi trường khi sản xuất gạch porcelain khổ lớn và đá nung kết.

Dai-hoc-Thu-Da u-Mot-12.jpg

Dai-hoc-Thu-Da u-Mot-13.jpg

Công nghệ xử lý chất thải công nghiệp được đảm đúng quy trình và bảo vệ sinh môi trường

Bạn Nguyễn Trải Công Danh, Khoa Quản lý tài nguyên môi trường cho hay: “So với các nhà máy khác mà chúng em từng tới, hệ thống xử lý rác thải của nhà máy gạch Viglacera - Eurotile hoạt động rất hiệu quả, không gây mùi hôi khó chịu và không gian cũng sạch, thoáng đãng. Việc tận mắt chứng kiến và tìm hiểu về những công nghệ mới không chỉ đem lại kiến thức thực tế mà còn giúp em nâng cao cái nhìn về sự ảnh hưởng của công nghệ đối với ngành sản xuất và môi trường”.

Dai-hoc-Thu-Da u-Mot-15.jpg

Sinh viên Nguyễn Trải Công Danh (áo xanh, bên trái)

Sau một vòng tham quan toàn cảnh nhà máy, tất cả các bạn sinh viên đã tập trung lại để lắng nghe những chia sẻ về các sản phẩm gạch tấm lớn tại Viglacera - Eurotile, nguồn gốc của các loại vật liệu cũng như cách chúng được ứng dụng trong lĩnh vực xây dựng, nội thất.

Cụ thể, gạch khổ lớn mở ra khả năng sáng tạo vô hạn cho các nhà thiết kế nội thất khi kết hợp cả tính năng thẩm mỹ và khả năng ứng dụng thực tế. Không chỉ là vật liệu xây dựng, gạch tấm lớn ngày càng trở thành một tác phẩm nghệ thuật đa chiều, giúp không gian trở nên sinh động và phong phú hơn.

Dai-hoc-Thu-Da u-Mot-16.jpg

Các bạn sinh viên đều rất chăm chú lắng nghe, ghi chép lại các thông tin quan trọng…

Dai-hoc-Thu-Da u-Mot-17.jpg

và hào hứng tham gia trả lời câu hỏi và trao đổi kiến thức.

Bà Phan Thị Bích Ngọc - Giám đốc sản phẩm Phòng Nghiên cứu và Phát triển cho biết: "Trong kiến trúc có câu nói rất hay là 'giữa thiết kế và vật liệu có sự đối thoại với nhau', cho nên, khi làm một công trình các bạn cần tìm hiểu kỹ về vật liệu, lịch sử vật liệu, hiểu về phong cách thiết kế để giúp thông tin dự án của mình có tính thuyết phục cao".

Bên cạnh đó, bà cũng chia sẻ thêm về điểm nổi bật của Viglacera là sở hữu một hệ sinh thái vật liệu đa dạng như kính nổi, bê tông khí (vật liệu không nung), sứ vệ sinh, ngói, để đáp ứng nhu cầu trong lĩnh vực vật liệu xây dựng và nội thất.

Dai-hoc-Thu-Da u-Mot-19.jpg

Cuối chương trình, bà Nguyễn Thị Bích Ngân - Phó Giám đốc thương hiệu Eurotile miền Nam đã có những hoạt động thú vị khi cho các bạn trải nghiệm thực tế trên các tấm gạch kích thước lớn của Eurotile so với gạch thông thường. Các bạn sinh viên cũng rất hưởng ứng nhiệt tình và chủ động tham gia bằng cách tháo giày kiểm tra độ trơn trượt của gạch tấm lớn khi nước được đổ lên. Điều này thực sự tạo nên một không gian sôi động và tương tác trong chương trình.

Dai-hoc-Thu-Da u-Mot-18.jpg

Đại diện thương hiệu Viglacera, Eurotile cùng thầy cô trường Đại học Thủ Dầu Một chụp hình kỷ niệm.

Eurotile.vn