Top 5 tỉ phú thời trang - Ai đang thống trị làng thời trang thế giới?

Ngành Thời trang được xem là một thế giới hoàn toàn khác lạ so với những ngành kinh doanh khác bởi đó là sự kết hợp thể hiện đậm nét giữa nghệ thuật và lợi nhuận. Sau đây là danh sách Top Tỷ Phú ngành Thời Trang dựa trên số liệu thống kê từ tạp chí Forbes.

Tính đến thời điểm hiện tại, doanh thu mà ngành Thời trang đóng góp trong tổng quan của ngành may mặc đã cán mốc 3 nghìn tỉ USD, một con số ấn tượng!

Thực chất, số tỷ phú thuộc nhóm các thương hiệu thời trang hàng đầu thế giới hiện đang thành công trên thương trường ngày càng tăng cao, như Inditex và LVMH. Do vậy sẽ hơi có một chút ngạc nhiên khi vị tỷ phú đứng thứ 4 trên thế giới, Amancio Ortega, thu được lợi nhuận từ sau khi bước chân ra khỏi Zara mặc dù ông đã gặt hái khá nhiều thành công từ đây. Doanh thu của Ortega tăng đến 4 tỉ USD trong vòng một năm qua và nhờ đó giúp ông nắm giữ vị trí số một trong danh sách tỷ phú ngành Thời trang.

Nhưng còn những gương mặt tỷ phú thời trang khác thì làm sao? Họ đã làm gì để có được thành công của mình? Cũng như ai đã thất bại trong việc mở rộng đối tượng thị trường?

1. Amancio Ortega - Inditex

Amancio Ortega

Đúng vậy, vẫn là Amancio Ortega, vị tỷ phú vốn giữ vị trí đầu tiên trong bảng xếp hạng này. Nhà sáng lập người Tây Ban Nha của chuỗi cửa hàng bán lẻ Zara, cũng là “điểm tựa” của Inditex, đã tạo nên một đế chế thời trang Fast-fashion mới theo tiêu chuẩn của mình và nhanh chóng thu được lợi nhuận từ đó.

Vào năm 2016, sự giàu có của Ortego được xếp hạng thứ hai trên thế giới và đứng đầu ngành thời trang, với con số doanh thu đạt 67 tỉ USD. Và theo dự đoán từ Forbes, với mức độ tăng trưởng này, Ortego sẽ tăng doanh thu của mình lên 4,3 tỉ USD để cán mốc 71,3 tỉ USD vào cuối năm 2017, giữ vững vị trí đầu bảng tỷ phú ngành thời trang.

Zara, nhà bán lẻ giàu có bậc nhất của thế giới chính là nền tảng cho vị thế của Ông đến tận ngày nay. Nhà tỷ phú Tây Ban Nha này ước tính thu được về cho mình 400 triệu USD từ cổ tức của mình hằng năm, và Ông đầu tư số tiền đó vào giới bất động sản với các tòa nhà tại Madrid, London và New York.

2. Bernard Arnault - LVMH

Bernard Arnault

Là CEO và Chủ tịch tập đoàn LVMH, nơi tập hợp những công ty thời trang cao cấp hàng đầu thế giới, Bernard Arnault gần đây đã trở thành người đàn ông giàu có nhất tại Pháp. Arnault quản lý hẳn một đế chế bao gồm 70 nhãn hiệu thời trang cao cấp, từ Louis Vuitton đến Sephora, Dom PerignonMoet Hennessy.

Là người đàn ông nắm giữ vị trí thứ 11 trên toàn thế giới về khối tài sản của mình, doanh thu của Arnault được ước tính sẽ tăng đều đặn từ cuối năm 2016 đến cuối năm 2017, với con số dịch chuyển từ 34 tỉ USD lên thành 41,5 tỉ USD. Tất cả một phần nhờ vào sự thành công của tập đoàn LVMH với số doanh thu được thống kê đạt đến 40 tỉ USD trong năm 2016.

Và chính cổ phần của Arnault tại Christian Dior chính là nguồn thu lớn nhất, cũng là chiếc cầu nối giúp Ông giữ lại được quyền kiểm soát cổ phần của mình tại LVMH. Không chỉ dừng ở đó, Arnault còn trực tiếp sở hữu hàng tỉ USD cổ phiếu tại LVMH, như Hermes và chuỗi siêu thị Carrefour.

3. Phil Knight - Nike

Phil Knight

Phil Knight, nhà đồng sáng lập nên thương hiệu Nike chính là vị tỷ phú giữ vị trí thứ ba trên bảng xếp hạng này. Knight là người đã cùng hợp tác với Bill Bowerman, cựu huấn luyện viên của Ông, vào năm 1964 để sáng lập nên một trong những thương hiệu quần áo thể thao hàng đầu thế giới đến tận ngày nay. Theo nguồn thông tin, Knight hiện đang nắm giữ vị trí thứ 28 trong danh sách những tỷ phú hàng đầu thế giới với doanh thu được dự đoán sẽ tăng từ 25,5 tỉ USD vào tháng 10 năm 2016 lên 26,2 tỉ USD vào năm 2017. Trái ngược với việc Knight đã rời khỏi chiếc ghế Chủ tịch Nike vào tháng 6 năm 2016, Ông vẫn không ngừng quan sát và theo dõi hoạt động của doanh nghiệp, cùng với các hoạt động hỗ trợ nền giáo dục, như đóng góp 100 triệu USD cho Đại học Oregon và trường Standford’s Graduate School of Business.

4. Stefan Persson - H&M

Stefan Persson

H&M, nhà bán lẻ phân khúc thời trang Fast-fashion đến từ Thụy Điển chính là “đứa con tinh thần” của Stefan Persson, người hiện đang giữ vị trí thứ tư trên bảng xếp hạng những nhà tỷ phú ngành thời trang trên toàn thế giới. Theo ước tính, đến cuối năm 2017, Persson sẽ sở hữu số doanh thu 19,6 tỉ USD, tuy nhiên, thực chất đây lại một con số đi xuống so với lợi nhuận Ông có được vào năm 2016 vốn đạt mức 20,6 tỉ USD. Ông là một trong những nhà tỷ phú trong ngành phải chứng kiến cũng như chấp nhận sự sụt giảm trong doanh số của mình, nhưng đối với Thụy Điển, Ông vẫn là nhà tỷ phú số một tại đây.

Đứng trên vị thế là Chủ tịch của H&M, Persson sở hữu cho mình 28% cổ phần, do vậy Ông cũng chính là người đảm trách nhiệm vụ mở rộng thị trường trên quy mô toàn cầu và bảo đảm rằng doanh thu của các chuỗi cửa hàng bán lẻ mới luôn tăng trưởng 10% hằng năm.

Không thể chối cãi một điều rằng doanh thu của Ông phụ thuộc chủ yếu vào H&M, nhà bán lẻ được thành lập bởi Cha của Persson, Erling Persson vào năm 1947, khối tài sản của Ông một phần còn dựa vào việc kinh doanh bất động sản trải dài từ Hoa Kỳ và Châu Âu. Persson hiện đang là một trong những người sở hữu nhiều điểm đến giao dịch bao động sản hàng đầu thế giới, như tại Đường Oxford - Luân Đôn, Fifth Avenue - New York, và Via del Corso - Rome.

5. Leonardo Del Vecchio - Luxottica

Leonardo Del Vecchio

Người đàn ông đứng sau thương hiệu kính mắt nổi tiếng Luxottica, Leonardo Del Vecchio, là vị tỷ phú thứ năm được đề cập đến trong bảng xếp hạng này và tổng doanh thu của Ông sẽ cán mốc vào khoảng 17,9 tỉ USD vào cuối năm 2017.

Mặc dù con số doanh thu của ông cũng đang bắt đầu giảm sút từ năm 2016, từ 18,7 tỉ USD, nhưng Del Vecchio tự tin sẽ vực dậy tổng lợi nhuận của mình trong vòng vài năm tới nhờ vào sự sáp nhập giữa Luxottica và nhà sản xuất lens đến từ Pháp, Essilor. Sau khi quá trình sáp nhập hoàn tất và đi vào ổn định, Del Vecchio sẽ trở thành người đứng đầu nhà sản xuất và nhà bán lẻ thị trường kính mắt lớn nhất thế giới, nghiễm nhiên nắm trọn quyền sở hữu các thương hiệu như Sunglass Hut, LensCrafters, Ray-Ban và Oakley.

Bên cạnh phần cổ phần Ông vốn có tại Luxottica, Vecchio còn “có phần” của mình tại công ty bảo hiểm đồ sộ Assicurazioni Generali, ngân hàng UniCredit ở Ý, và công ty bất động sản đến từ Pháp Foncière des Règions.

Hà My
iPrice Group