[Tool] - DropTask giúp quản lý project, campaign hiệu quả

Gần cuối năm, khi công việc & project dần dần nhiều lên, tớ thấy mình sẽ dễ bị rơi vào tình trạng “chỉ thấy cây mà không thấy rừng”, mải lo làm nhiều chi tiết mà quên mất cái Tổng Thể, và điều này sẽ làm tớ bị chệch hướng.

Thế rồi, tớ đã tìm thấy tool DropTask www.droptask.com (có bà con với iMindMap của Tony Buzan), và trải nghiệm cảm giác thích thú khi luôn nhìn thấy được BỨC TRANH TỔNG THỂ trong lúc quản lý project, campaign. Tool DropTask có hiệu ứng chuyển động mượt mà tương tự Prezi.com nhìn rất đã mắt!

Những yếu tố cần thiết của 1 to-do list ở thời buổi Digital, tớ xin share lại với bạn:

ĐƠN GIẢN: các trường nhập liệu của to-do list không cần màu mè, chỉ cần 2 trường quan trọng nhất là: "Làm gì" và "Khi nào phải xong"; trường phụ là Notes để mình follow up.

PHẢI KẾT HỢP ĐƯỢC NHỮNG CÔNG CỤ HẰNG NGÀY: email, smartphone. Như vậy to-do list bây giờ còn phải có chức năng Reminder nữa thì nó mới hiệu quả. Cứ mỗi ngày nó phải báo là: mình đang làm gì, sắp phải hoàn thành những gì.

CHỨC NĂNG TEAMWORK: ở thời kỳ online social thế này thì điều quan trọng không phải chỉ là task cá nhân của mình mà còn phải cho cả những người cùng team mình nữa.

XIN BẠN LƯU Ý: Phần quan trọng nhất của bất kỳ công cụ quản lý thời gian nào là bạn phải sử dụng nó thường xuyên, nhiều lần, cho tới khi nó trở thành một thói quen, như việc hít vào và thở ra vậy. Tất nhiên bạn sẽ cần một thời gian để nắm vững, nhưng một khi đã làm được, bạn sẽ cảm thấy hiệu quả hơn mỗi khi sử dụng đến nó.

Tớ còn áp dụng tool này cho cuộc sống cá nhân nữa. Bắt nguồn từ ý tưởng của chị Nguyễn Thị Việt Thanh – GĐ mạng cộng đồng nghề nghiệp Anphabe.com: “Tôi chia cuộc sống của mình thành 9 phần rõ ràng: sức khỏe, công việc, gia đình, bạn bè, sắc đẹp, tài chính, cống hiến xã hội, khám phá cuộc sống và đời sống tâm linh. Và để có được cảm giác cân bằng và hạnh phúc, tôi sẽ phải sắp xếp để dành đủ thời gian, tâm trí cho tất cả các phần đó. Mỗi phần cuộc sống này với tôi như một nhánh rễ cây cuộc đời vậy. Cây càng nhiều rễ, thì càng dễ vươn cao, và trong “bão táp” thì càng có nhiều điểm để bám vững.”