Chiến thuật PR "lạ" của Apple cho iPhone X

Đã có khá nhiều tranh cãi xung quanh việc Apple không cho phép đăng tải những đánh giá về iPhone X trong những tuần vừa qua.

Những tranh cãi đồng loạt này chủ yếu xuất phát từ các nhà báo công nghệ, các chuyên gia đánh giá sản phẩm Apple - những người đã từng được Apple lựa chọn để đưa ra đánh giá trong những lần ra mắt các sản phẩm trước. Họ bất mãn vì lần này, Apple ưu ái cho các YouTuber còn non trẻ đăng tải những đánh giá khi dùng thử iPhone X vào thứ 2 (30/10), trong khi đó, các bài đánh giá chuyên nghiệp lại chỉ được phép bắt đầu xuất bản vào thứ 3 (31/10), trong khi có những người đã sở hữu iPhone X cả tuần hay ít nhất là 24h.

Sự bất mãn này nổ ra là điều dễ hiểu khi các nhà báo công nghệ cho rằng họ có đủ chuyên môn và kiến thức hơn để có thể đưa ra những đánh giá đúng đắn về iPhone X, trên cơ sở đối chiếu với các dòng sản phẩm iPhone khác của Apple chứ không phải chỉ đánh giá một sản phẩm đơn lẻ.

Ảnh: Phonearena.com.

Cho dù lý lẽ từ các nhà báo công nghệ này nghe rất hợp lý, nhưng có một điều nên ghi nhớ rằng, mục tiêu của Apple không phải là mong muốn một bài luận văn dài hàng ngàn chữ viết về cơ chế Face ID cho các độc giả vì khách hàng vốn dĩ không quan tâm quá chi tiết vào một tính năng công nghệ mà chỉ đơn giản là muốn được trải nghiệm sản phẩm.

Hơn nữa, nhìn lại năm vừa rồi – và cụ thể hơn là một tháng rưỡi vừa qua – mục tiêu của Apple là hoàn thành những điều sau:

  • Hợp lý hoá mức giá 1000 USD cho một chiếc iPhone X . Mặc dù đây là mức giá đã được hỗ trợ, nhưng rất nhiều người tiêu dùng chưa từng cân nhắc giá tiền thực sự của chiếc iPhone mà họ đang dùng bao giờ. Hiện nay, với việc báo chí quá nhấn mạnh vào mức giá 1000 USD của iPhone X, Apple cần phải chống lại nhận thức này của khách hàng.
  • Đảm bảo tính năng Face ID hoạt động tốt hơn và an toàn hơn Touch ID.
  • Nhấn mạnh rằng cụm “notch” (cụm màu đen bị lõm vào, phía trên màn hình iPhone X) mà giới báo chí công nghệ (và độc giả của họ) đang thổi phồng quá mức không phải là vấn đề gì lớn lao.
  • Phản bác lại luận điểm cho rằng iPhone X sẽ là sản phẩm rất khó tiêu thụ. Kết hợp với những yếu tố ở trên, Apple cần cho thấy rằng iPhone X sẽ phù hợp với cả những người có thu nhập bình thường.
  • Cuối cùng, nên thể hiện thêm những điều thú vị về sản phẩm này, hơn là chỉ tập trung vào sự vượt trội về kỹ thuật và thiết kế.

Ảnh: Thegioididong.com.

Vậy Apple làm như thế nào để đạt được những mục tiêu trên?

Nói một cách đơn giản, Apple tạo ra một làn sóng mạnh mẽ trên các phương tiện truyền thông, báo chí xung quanh sản phẩm của họ. Điều này giúp Apple có thể kiểm soát và thao túng những nhận thức của người tiêu dùng về thông tin sản phẩm mới, bất kể các nhà đánh giá công nghệ có đánh giá như thế nào về sản phẩm.

Bài học được rút ra từ lần ra mắt sản phẩm Apple Watch Series 3, giới báo chí công nghệ đã gây ra những tranh cãi rầm rộ về việc dòng sản phẩm này không thể duy trì được kết nối LTE. Mặc dù sau đó rất nhiều bài đánh giá lên tiếng giải thích đã được đăng tải, nhưng cũng đã quá trễ đối với những người tiêu dùng trung bình.

Nhiều người không chuyên về công nghệ đã bày tỏ sự thất vọng với Apple về vấn đề vốn dĩ đã được nhận thấy này. Sự kiện lần này đã làm khơi lại vụ khủng hoảng Antennagate của iPhone 4, giữa những sự cố khác. Và đối với Apple, họ dường như bị “tấn công” quá nhiều bởi những đánh giá khắt khe từ các nhà báo trong khi những hãng công nghệ khác không phải hứng chịu. (Những đánh giá này thoạt nghe có vẻ như là lời khẳng định ”Tôi là fan của Apple!”, nhưng các báo cáo của Apple về người tiêu dùng và những thứ tương tự đã tự nó nói lên tất cả một cách khách quan).

Apple dường như bị “tấn công” quá nhiều bởi những đánh giá khắt khe từ các nhà báo trong khi những hãng công nghệ khác không phải hứng chịu.

Vậy, nếu nhìn vào một tuần ra mắt sản phẩm đầy cơ hội như Apple vừa rồi, bạn sẽ làm gì khác biệt? Chiến lược mỗi ngày sẽ như thế nào?

  • Thứ Hai: Cho phép các YouTuber đưa ra đánh giá về iPhone X. Những người này sẽ rất hào hứng khi sớm được nhìn thấy sản phẩm mới này. Họ không quá quan tâm đến những thành phần kỹ thuật, nhưng họ có thể trầm trồ bởi sự thú vị của thiết bị, hay thiết kế và các tính năng của nó. Điều này sẽ giúp cho hiệu quả của tuần đầu tiên về bước đầu đã tạo ra một sự lạc quan “mù quáng” cho khách hàng. Những người mời đánh giá rất vui mừng và hãnh diện. Còn khách hàng, đặc biệt là những người không thích đặt hàng trước khi đọc đánh giá, sẽ rất quan tâm khi sản phẩm chưa được tung bán.
  • Thứ Ba: Cho phép các đánh giá chuyên môn từ đội ngũ đánh giá “truyền thống” của Apple được đăng tải, và mở rộng các bài đánh giá đã được đăng vào Thứ Hai. Mặc dù các nhà báo công nghệ này rồi cũng sẽ tìm thấy vấn đề trong sản phẩm, hay thậm chí là tìm ra những dấu hiệu có khả năng gây nên một vụ tương tự như Antennagate đi nữa thì độc giả/người xem cũng đã chấp nhận sản phẩm một cách vui vẻ và tích cực. Họ sẽ khoan dung hơn và lãng quên các đánh giá tiêu cực vì những trải nghiệm ban đầu đã khiến họ hài lòng.
  • Cuối ngày Thứ Ba/ Thứ Tư: Những bài đánh giá chuyên nghiệp dài hơn về sản phẩm sẽ được đăng tải (Ví dụ: podcasts, những đánh giá chuyên sâu,...). Những người thích tìm hiểu nhiều, thường là những người đặt hàng trước để tự trải nghiệm, sẽ bắt đầu nghiên cứu mọi thứ sâu hơn. Và những người lúc đầu đứng trung lập sẽ bắt đầu tự đánh giá.
  • Thứ Năm: Các mẹo vặt, thủ thuật và những thứ tương tự sẽ được đăng tải. Thậm chí những bài báo ngắn chuyên sâu cũng được xuất bản và các nhà báo công nghệ chỉ có một ngày để dùng thử iPhone X và đánh giá bây giờ đã có thể mở rộng thêm ý kiến của họ. Và tất cả mọi người đều sẽ dần hài lòng.
  • Thứ Sáu: Những phản ứng tiêu cực ban đầu sẽ chìm xuống, chỉ còn lại sự hào hứng của những người đang mong đợi sử dụng sản phẩm.

Khách hàng sẽ khoan dung hơn và lãng quên các đánh giá tiêu cực vì những trải nghiệm ban đầu đã khiến họ hài lòng.

Với cách tiếp cận này, Apple có thể giảm thiểu rất nhiều sự đe doạ đối với chiến lược PR cho sản phẩm chủ lực mới của mình, bên cạnh việc sẽ nhận được những ý kiến tích cực trước những khách hàng có thu nhập trung bình, những người vẫn còn e dè khi bỏ ra 1000 USD cho một chiếc điện thoại xa xỉ. Mặc dù có thể vẫn tồn tại những vấn đề thực sự, nhưng việc Apple kiểm soát theo cách như trên sẽ rất hiệu quả và sự đảm bảo nhận thức cho khách hàng đã bước đầu mang lại dấu hiệu lạc quan.

Mặc dù không mang lại sự đánh giá cao cho những người đã thực sự yêu thích Apple nhiều năm qua, nhưng cách xử lí này dường như đã mang lại cho Apple một tuần PR thành công. Nó giảm thiểu những lời đồn đại về việc hạn chế nguồn cung cấp. Nó giúp những tính năng công nghệ trở nên dễ dàng sử dụng và thoải mái hơn. Và, với lộ trình một tuần vừa qua, nó đã giúp các nhà báo công nghệ ngày càng hứng khởi, loại bỏ dần những bất mãn ban đầu.

Và còn nhiều lợi ích khác nữa.

Nguồn: OneThirtySeven