Trong các bài viết trước, vấn đề bình đẳng giới trong truyền thông tiếp thị đã được tiếp cận từ nhiều góc nhìn: chương trình giải trí, doanh nghiệp, công ty quảng cáo (agency) và người làm giáo dục. Ở bài viết #7 này, chúng tôi sẽ thu thập điểm nổi bật từ góc nhìn của những “người trong nghề” nhằm xác định và đánh giá những cơ hội và thách thức cho ngành truyền thông tiếp thị trong việc tiếp cận vấn đề bình đẳng giới này.
Không chỉ đơn thuần chia sẻ những báo cáo hữu ích, Data Station là loạt bài phỏng vấn đào sâu vào các kết quả nghiên cứu, dưới góc nhìn của người trong cuộc, nhằm đưa ra những quan điểm sâu sắc và đề xuất có tính ứng dụng cao cho kế hoạch marketing sắp tới của bạn.
Mỗi chiến dịch quảng cáo muốn thành công vang dội đòi hỏi nhiều sự sáng tạo và đột phá. Người làm quảng cáo phải có những góc nhìn mới mẻ và khác biệt, kết hợp với nhiều yếu tố văn hoá xã hội để truyền tải nội dung một cách thú vị cho người xem, đồng thời đóng góp cho sự phát triển tích cực của xã hội. Tuy nhiên, khi tất cả nhãn hàng đều tích hợp những yếu tố văn hoá xã hội giống nhau, liệu các chiến dịch quảng cáo có trở nên nhàm chán? Làm sao để sự đóng góp của nhãn hàng vào vấn đề bình đẳng giới, tuy cấp tiến, nhưng vẫn giữ được sự đa dạng mà không rập khuôn?
Hãy thử nhớ lại những quảng cáo trên truyền hình, chương trình giải trí bạn được xem gần đây, chắc hẳn không dưới một lần bạn bắt gặp hình ảnh một người vợ tần tảo bếp núc, say sưa bày biện món ăn cho cả nhà. Hay một quý ông với bộ vest lịch lãm thuyết trình và được vỗ tay tán thưởng. Liệu đây có phải là những tín hiệu của bất bình đẳng giới mà chúng ta không nhận ra? Những bất bình đẳng này đến từ đâu, tại sao vẫn tồn tại và xuất hiện liên tục trên truyền thông, làm thế nào để cải thiện tình trạng này?
TEA+ là con bài chủ lực của Suntory PepsiCo trong cuộc chiến ngành hàng trà đóng chai (RTD Tea). Chiến dịch mới gần đây của TEA+, “Đi trên nước”, không chỉ thú vị về mặt ý tưởng “độc lạ”, mà còn thể hiện sự thay đổi rõ rệt trong Brand Big Idea sau 3 năm đầu đi ý tưởng truyền thông xoay quanh hình ảnh “Nhẹ như bay”. Liệu đây có phải là một giai đoạn mới trong chiến lược truyền thông của TEA+? Liệu thay đổi này có giúp “hình tượng hoá (tangibilize)” lợi ích lý tính để giúp gắn kết với người tiêu dùng tốt hơn, trong bối cảnh ngành hàng trà đóng chai đang bị giảm tiêu thụ như hiện nay?
Đầu năm 2018, nổi bật giữa những TVC của các chiến dịch truyền thông Tết là một MV ca nhạc ngọt ngào dành cho mùa Valentine đến từ một thương hiệu Việt cũng ngọt ngào không kém – Vinamilk Ngôi Sao Phương Nam. Lời tỏ tình dễ thương trong MV “Ly cà phê sữa thính”, với sự thể hiện của ca sỹ Bích Phương đã tạo nên hiệu ứng tích cực trong cộng đồng...
“Cơn sốt” U23 đổ bộ chiếm lấy mọi sự quan tâm và ảnh hưởng lớn đến tổng thảo luận của người dùng trên Social Media. Thử thách lớn nhất của các thương hiệu là phải tìm cách kéo sự chú ý của mọi người trở lại với các Campaign mùa lễ Tết 2018 và quảng bá chương trình khuyến mại thật hiệu quả.
Năm nay, Biti’s tiếp tục Mùa 2 với MV “Đi để trở về 2” cũng do Soobin Hoàng Sơn thể hiện, đạt hơn 27 triệu lượt xem, 18 ngày liên tiếp nằm trong top YouTube Trending, với hơn 750,000 người thảo luận chỉ trong 1 tháng. Câu hỏi rất nhiều người đặt ra là: Với cái bóng quá lớn của Mùa 1, brand team Biti’s đã tiếp cận và giải quyết bài toán của Mùa 2 như thế nào?
Pepsi Muối là một chiến dịch thú vị, bởi sự “sâu thẳm” về mặt ý nghĩa, sự táo bạo và dũng cảm về mặt triển khai. Thành công hay không, hãy để người tiêu dùng đánh giá thông qua doanh số đạt được sau Tết. Nhưng có được sự quan tâm và tranh cãi của cộng đồng mạng, sự thích và ghét của các marketer hay KOL, đã là một khởi đầu tích cực.
Yếu tố cảm xúc đóng một vai trò quan trọng trong quá trình người tiêu dùng (NTD) đưa ra quyết định mua sắm Tuy nhiên, dường như chúng ta quên đi điều này khi làm quảng cáo (QC) mà đi theo hướng tập trung truyền tải thông điệp.
Năm nay, Facebook giới thiệu danh mục giải thưởng mới của Facebook Awards để ghi dấu những kết nối cảm xúc được tạo ra thông qua những chiến dịch tuyệt vời. Những danh mục này đã xếp hạng những tác phẩm dự thi sáng tạo dựa trên phản hồi của người xem – cười (laugh), cảm động (cry), trầm trồ (wow), yêu thích (love) và hành động (act).
Năm 2016 chứng kiến nhiều dấu ấn khởi sắc của làng thể thao Việt Nam. Thêm vào đó là sự thay đổi về định nghĩa và xu hướng làm đẹp từ bên trong - đẹp tức là phải khoẻ của giới trẻ đã khiến cho các hoạt động thể thao, rèn luyện trở thành chủ đề thu hút sự quan tâm lớn của người tiêu dùng Việt Nam.
TBWA Worldwide là công ty quảng cáo có trụ sở đặt tại Midtown Manhattan, thành phố New York, là một thành viên của tập đoàn Omnicom Group nổi tiếng, với rất nhiều văn phòng đặt tại 16 thành phố ở các quốc gia khác nhau.
Không biết từ đâu đã tồn tại một niềm tin mù quáng rằng chỉ cần quảng cáo là có thể giải quyết được bài toán về tạo sự khác biệt để cạnh tranh trên thương trường. Đây là một quan điểm sai lầm trong quảng cáo. Nên nhớ, quảng cáo không hề là vị cứu tinh để giải quyết mọi vấn đề về sản phẩm và thương hiệu. Làm sao để có cách nghĩ đúng?
Hãy tưởng tượng bạn đang lướt qua các trang báo trong một quyển tạp chí, bắt gặp một mẫu print ad bắt mắt và đầy kích thích, sau đó từ từ xé trang và nhâm nhi hương vị của sản phẩm ngay trong mẫu quảng cáo đó? Quảng cáo táo bạo này của Fanta đã thổi một luồng gió mới cho các chiến dịch marketing ngành beverage, mang đến cho người tiêu dùng trải nghiệm độc đáo “liền và ngay” trên sản phẩm quảng cáo báo in.
Sao mà vui cho được khi ý tưởng sáng tạo không được chọn triển khai, nhưng trường hợp đó vẫn là một "cái chết nhẹ nhàng". Trong rất nhiều tình huống, ý tưởng đã bị "giết chết" ngay từ trong trứng nước chỉ vì những quyết định sai lầm, sự chủ quan vì vô tình hay cố ý của agency, hay bị cắt ngân sách marketing của client, etc. Loạt hình vẽ dưới đây của Scott Campbell - một nghệ sỹ người Bồ Đào Nha - sẽ giúp bạn hình dung một cách hài hước cách các ý tưởng sáng tạo đã bị "tiêu diệt" như thế nào.