Báo cáo này của Nielsen đã chỉ ra rằng kênh bán lẻ truyền thống là một kênh mua bán phức tạp và luôn tồn tại sự cạnh tranh gay gắt giữa các cửa hàng cá nhân tương đối nhỏ. Nhưng đó cũng là kênh mua bán có số lượng cửa tiệm và mang lại doanh thu lớn nhất cho nhà sản xuất. Những hiểu biết sâu sắc hơn về người mua hàng và nhà bán lẻ sẽ mang lại nhiều cơ hội tiềm năng cho nhà sản xuất để đẩy mạnh sức mạnh thương hiệu đến với nhiều người tiêu dùng hơn, từ đó giúp tăng trưởng doanh số cao hơn.
Theo ông Vaughan Ryan – Tổng Giám đốc Công ty Nielsen Việt Nam: “Trong một thị trường mà có đến hơn 1,3 triệu cửa hàng kinh doanh truyền thống như Việt Nam, thì để đẩy sản phẩm của bạn vô cửa tiệm là một thách thức không nhỏ. Hầu hết các nhà sản xuất đều cho rằng kênh bán lẻ truyền thống tại Việt Nam sẽ nhỏ dần và không còn tác động lớn đối với thị trường khi thị trường ngày càng phát triển. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh điều ngược lại. Trong năm 2015, kênh truyền thống đã phục hồi trở lại và thực tế năm qua cũng là lần đầu tiên tốc độ tăng trưởng của kênh này còn tăng nhanh hơn kênh thương mại hiện đại trong suốt một thập kỷ qua, và hiện chiếm hơn 85% doanh thu của ngành hàng tiêu dùng nhanh tương đương với gần 10 tỉ USD. Điều này đã khiến các nhà sản xuất phải điều chỉnh chiến lược quay trở lại với kênh thương mại truyền thống.”
Bên cạnh đó, báo cáo cũng chỉ ra 5 điểm nổi bật của các cửa hàng truyền thống mà các nhà sản xuất cần chú ý xem xét:
- Phía trước cửa hàng chính là cánh cổng vàng
- Người mua hàng sẽ rời cửa hàng trong 90 giây
- Người bán hàng hầu như không truyền tải thông tin khuyến mãi đến người mua hàng
- Tình trạng hết hàng dự trữ
- 95% giao dịch mua bán có chủ đích từ trước
Xem thêm bài viết về báo cáo tại đây.