Kantar: Sáng tạo đổi mới - Khai phá tiềm năng

Tài liệu thuộc bản quyền của Kantar Worldpanel. Bạn sẽ được chuyển đến trang gốc của Kantar Worldpanel để tải về.

library

Mỗi một sản phẩm mới ra đời chứng minh cho một cải tiến của thương hiệu và doanh nghiệp trong nỗ lực làm mới mình và thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh.

Quá trình cải tiến hiện nay chú trọng vào việc tạo ra các sản phẩm có tính năng mới, lợi ích mới cho người tiêu dùng. Các thương hiệu cũng đầu tư nhiều hơn trong việc đa dạng các chủng loại sản phẩm thay vì chỉ đơn giản là thay đổi về bao bì hay mẫu mã của các sản phẩm sẵn có trên thị trường.

Có 3 định dạng sản phẩm mới như sau:

Đầu tiên là Thương hiệu mới (New Brand), ra đời cùng với một tên nhãn hàng mới hoàn toàn trên thị trường. Ví dụ, Suntory PepsiCo ra mắt thương hiệu cà phê đóng lon Boss để tìm kiếm nguồn tăng trưởng mới, mặc dù đây không phải là ngành hàng mới vì đã có cà phê đóng lon NÉSCAFE của Nestlé, Birdy của Ajinomoto hay Highlands Coffee rồi.

Thứ hai là Chủng loại mới (Brand Extension), nghĩa là thương hiệu mở rộng thêm chủng loại mới về mùi vị hoặc chức năng nhằm mở rộng diện tích ngành hàng. Điển hình như thương hiệu kem đánh răng P/S ra mắt dòng sản phẩm mới là P/S Than Hoạt Tính, hay X-Men ra mắt dòng sản phẩm chức năng X-Men Go.

Thứ ba là Cải tiến sản phẩm hiện có (Line Extension), doanh nghiệp chỉ thay đổi bao bì hoặc mẫu mã để làm mới bộ mặt sản phẩm, thu hút người tiêu dùng. Ví dụ: bia Carlsberg đổi nhãn chai.

Có thể nhận thấy, không có sự khác biệt nhiều về tỉ lệ phân chia các dạng sản phẩm mới. Tuy nhiên, đối với FMCG, mỗi ngành hàng sẽ có một mức độ cải tiến khác nhau. Thương hiệu mới và các chủng loại mới chiếm ¾ trong tổng số sản phẩm mới của ngành hàng chăm sóc cá nhân, cho thấy mức độ cải tiến ở ngành hàng này khá cao. Mặt khác, ngành hàng Chăm sóc gia đình lại có mức độ phát triển sản phẩm thấp hơn, chủ yếu là cải tiến về mẫu mã bao bì (42%).

Xem tiếp bài viết về báo cáo tại đây.