Kantar: The Dynamic World of E-Commerce in Asia (2018)

Tài liệu thuộc bản quyền của Kantar. Bạn sẽ được chuyển đến trang gốc của Kantar để tải về.

library

Kể từ năm 2014 đến nay, doanh số bán lẻ thương mại điện tử ngành FMCG tại thị trường Châu Á – Thái Bình Dương đã tăng gấp 3 lần, từ 600 tỷ USD lên đến 1800 tỷ USD. Sự tăng trưởng này không có dấu hiệu dừng lại kể cả ở các thị trường dẫn đầu như Hàn Quốc, Trung Quốc hay các thị trường mới nổi như Đông Nam Á. Tại thị trường Việt Nam nói riêng, Kênh bán lẻ hiện đại đạt mức tăng trưởng hai chữ số khoảng 10%/năm, trong khi đó, kênh trực tuyến tăng trưởng gấp 7 lần.

Theo số liệu năm 2017 từ Kantar TNS Connected Life Vietnam, Việt Nam và một số nước Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia nằm trong nhóm các thị trường mới nổi, với mức độ sử dụng thương mại điện tử (adoption) dưới 50%. Cụ thể, tỷ lệ này tại Việt Nam là 12%. Trong khi đó, tại các thị trường Bắc Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, tỷ lệ sử dụng là 75% hoặc cao hơn. Thương mại điện tử đóng góp lên đến 20% doanh số bán lẻ tại một trong số các thị trường này.

Chỉ xét riêng ngành hàng FMCG trên quy mô toàn cầu, trong năm 2017, kênh thương mại điện tử vẫn chiếm thị phần doanh số nhỏ (5,8%) so với các kênh truyền thống (31,8%) và kênh hiện đại (61%). Riêng thị trường Châu Á, thị phần kênh thương mại điện tử chiếm 7,8%, cao hơn tỷ lệ trung bình toàn cầu và cao hơn tất cả các khu vực khác trên thế giới, chẳng hạn như thương mại điện tử tại Mỹ chỉ chiếm 1,9% và Tây Âu là 5,6%.

Hàn Quốc (thị phần thương mại điện tử trong ngành FMCG là gần 20%) và Trung Quốc (thị phần thương mại điện tử trong ngành FMCG là gần 10%) là hai thị trường chủ chốt đóng góp vào mức thị phần khá cao này của thương mại điện tử tại Châu Á. Hai mức tỷ lệ này cũng cao hơn hẳn so với các thị trường lớn tại Châu Âu như UK (7,2%) và Pháp (5,6%). Tại Việt Nam, thị phần giá trị kênh thương mại điện tử tính đến tháng 6/2018 còn rất khiêm tốn, chỉ chiếm 1,2%.

Bên cạnh đó, theo dữ liệu của cả Euromonitor và Kantar Worldpanel, Sản phẩm làm đẹp và chăm sóc cá nhân (Beauty and Personal care) là ngành hàng được mua trên kênh thương mại điện tử nhiều nhất. Tăng trưởng ngành hàng trung bình (CAGR) trong giai đoạn 2010 – 2015 tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương là 25%, vượt xa so với CAGR bán lẻ trực tuyến toàn cầu là 15%.

Xem thêm bài viết về báo cáo tại đây.