Kantar: Báo cáo về sự thay đổi trong thói quen sử dụng dịch vụ ăn uống của người tiêu dùng toàn cầu

Tài liệu thuộc bản quyền của Kantar. Bạn sẽ được chuyển đến trang gốc của Kantar để tải về.

library

Báo cáo “Turning Tables: From dine-in to doorstep – Unlocking the Foodservice frontier” của Kantar dựa trên cuộc khảo sát 15.000 người ở 11 quốc gia. Báo cáo cho thấy thói quen “ăn ngoài” của người tiêu dùng toàn cầu đã quay trở lại mức trước đại dịch – bất chấp lạm phát gia tăng.

Sự thay đổi này xuất hiện ở nhiều châu lục, trong đó dẫn đầu là Châu Âu. Sự thuận tiện, giá cả phải chăng và lựa chọn đa dạng là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn hình thức ăn uống của người tiêu dùng.

Trong khi các nhà bán lẻ nhận được mức tăng trưởng thị phần giá trị (value share growth) là 10% từ việc tăng giá, thì lĩnh vực thực phẩm đã có những thay đổi linh hoạt đáng chú ý khi mang đến sự tiện lợi và phù hợp với khả năng chi tiêu của người tiêu dùng.

Thực đơn đơn giản hơn, nhiều lựa chọn rẻ hơn trong các nhà hàng phục vụ nhanh (Quick service restaurants – QSR) cùng các bữa ăn thay thế có thể dùng khi đang di chuyển là những thay đổi mang tính bước ngoặt trong bối cảnh lạm phát. Kết quả cho thấy ngành này đã có mức tăng trưởng 13% so với năm ngoái, 6% tăng trưởng tự thân.

Giao đồ ăn tận nhà vẫn được ưa chuộng

Mặc dù, nhiều người tiêu dùng cho rằng chi phí giao hàng quá đắt, nhưng 24% đáp viên cho biết họ “không bận tâm đến việc nấu nướng” và lựa chọn mua mang về để vừa tiết kiệm tiền vừa không phải tự chuẩn bị bữa ăn.

Trên toàn cầu, số lần người tiêu dùng mua thực phẩm tươi chế biến sẵn đã tăng lên. Tại Anh, con số này đã tăng gần gấp đôi kể từ năm 2021, và ở Trung Quốc đại lục – một thị trường mà ứng dụng giao hàng phát triển mạnh mẽ, cũng có xu hướng tương tự.

Worldpanel dự báo, đến năm 2030, các nhà hàng phục vụ nhanh sẽ chiếm 32% tổng chi tiêu ở Anh, Pháp và Tây Ban Nha – tăng 50% vào năm 2023 và gần gấp đôi so với mức trước đại dịch.

Những phát hiện nổi bật khác của báo cáo

  • Các nhà hàng phục vụ nhanh (Quick service restaurants – QSR) đạt mức tăng trưởng giá trị là 30% vào năm 2023 so với năm 2019. Với chiến lược không tăng giá quá cao kết hợp với sự đổi mới, 8 trên 10 người tiêu dùng đã chọn mua hàng của họ.
  • Bán hàng take-away cũng là một chiến lược được nhiều nhà hàng áp dụng, vì hình thức này giúp người tiêu dùng tiết kiệm 26% chi phí so với hình thức giao hàng.
  • Nhóm nhân khẩu học trẻ hơn đang chọn đi ăn ngoài hàng ngày, chứ không chỉ dừng lại cho buổi tối.
  • Giao hàng phục vụ các mục đích khác nhau cho các thế hệ khác nhau – Gen X chọn bữa tối cuối tuần, Gen Z đặt hàng vào giữa tuần và Boomers chọn bữa trưa.
  • Bánh mì kẹp đang dần vượt qua pizza, trở thành bữa ăn yêu thích của người tiêu dùng ở khắp mọi nơi, ngoại trừ Mexico.

* Nguồn: Kantar