Harvard Business Review: Đừng chạy theo chiến lược digital chỉ vì mọi người đều làm!

Harvard Business Review: Đừng chạy theo chiến lược digital chỉ vì mọi người đều làm!

Khi CEO của tập đoàn GE thông báo họ sẽ trở thành một tập đoàn công nghiệp được số hóa, và CEO của Citigroup phát biểu họ sẽ trở thành ngân hàng kỹ thuật số dẫn đầu thế giới, cho thấy một chiến lược mới đang được các các tập đoàn trên thế giới ưu tiên sử dụng.

Trước đây, câu hỏi là “Chiến lược IT của bạn là gì?”, sau đó thành “Chiến lược internet của bạn là gì?” và bây giờ là “Chiến lược digital của bạn là gì?”.

Các lãnh đạo tại các công ty hàng đầu đang chết đuối trong mớ cường điệu hóa về tiềm năng “đột phá” của công nghệ kỹ thuật số. Họ nhận ra tiềm năng của Internet, dữ liệu lớn và sự kết nối liên tục với người tiêu dùng, và họ hoảng sợ với những điều mà công ty nhỏ có thể làm chỉ với việc dựa trên công nghệ. Phải chăng tất cả những gì bạn cần là một vài cố vấn kinh doanh có sức ảnh hưởng và một tá những nhà cung cấp công nghệ đói ngấu, để ném 1 que diêm vào 1 ít nhiên liệu và – bùng! – “chiến lược digital” bùng cháy như cái cách mà ngày nay chúng ta gọi nó?

Nhưng các doanh nghiệp đừng nên hấp tấp chạy theo một chiến lược nào đó chỉ vì tất cả những người khác đều làm vậy. Làm vậy khiến rủi ro hao phí tiền bạc, thời gian và cơ hội của bạn rất lớn. Còn cả rủi ro về việc nhầm lẫn về chiến lược thực sự của công ty, nhu cầu thực sự, những ưu tiên đúng đắn trong bối cảnh công ty.

Thay vào đó, để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế toàn cầu này, các doanh nghiệp nên dừng lại, hít thở sâu và nghĩ thật kỹ về 5 câu hỏi về công nghệ digital (bao gồm cả 2 công cụ công nghệ mới như điện thoại di động, các nền tảng như mạng xã hội, và việc sử dụng dữ liệu kinh doanh mà ngày nay có thể được thu thập bằng web và các phương tiện khác) cho các công ty của họ như sau:

- Công nghệ kỹ thuật số (digital technology) có làm thay đổi lĩnh vực kinh doanh của bạn theo hướng mà bạn nên theo đuổi không? Tài sản và khả năng đặc biệt của bạn là gì? Làm thế nào để bạn tạo ra một cơ hội kinh doanh mới bằng cách kết hợp chúng với các công nghệ kỹ thuật số? Chúng có giúp bạn mở rộng công ty, gia tăng chuỗi giá trị cho công việc kinh doanh hiện tại của bạn không? Ví dụ, cỗ máy tạo ra lợi nhuận lớn nhất cho Amazon là Amazon Web Services, bằng việc biến tài nguyên máy chủ lớn cùng năng lực của họ thành một ngành kinh doanh máy chủ và dịch vụ IT mới có tốc độ tăng trưởng nhanh, lợi nhuận cao. Mặt khác, chỉ vì công nghệ kỹ thuật số đã mang lại tăng trưởng cho Zipcar và những công ty dịch vụ chia sẻ xe khác không có nghĩa là nó làm thay đổi mô hình kinh doanh cơ bản của một ngành công nghiệp xe hơi khổng lồ.

- Công nghệ kỹ thuật số có thể làm gia tăng giá trị cho sản phẩm của bạn như thế nào? Công nghệ kỹ thuật số có thể khiến công ty của bạn tốt hơn bằng cách khiến nó trở nên cạnh tranh hơn trên thị trường như thế nào? Ví dụ, nếu tập đoàn GE có năng lực đặc biệt trong việc tạo ra những nhà quản lý có tài trong các ngành công nghiệp, thì làm thế nào để họ tận dụng “EdTechs” (các công nghệ giáo dục) để tăng cường năng lực đó? Ngoài ra, công nghệ kỹ thuật số có thể giúp cải thiện giá cả và giá trị của dịch vụ mà bạn đang kinh doanh không? Ví dụ, một nền tảng tương tự eBay có thể mang lại quy luật cạnh tranh nào cho công ty bạn không? Hoặc chúng có thể giúp cải thiện việc lên kế hoạch chiến lược, phân bổ vốn, quản lý hiệu quả hay quy trình quản lý?

Ví dụ, liệu bạn có thể ứng dụng ProSeeder – một nền tảng đầu tư online – để thực hiện các dự án huy động vốn một cách nhanh hơn và thông minh hơn không?

Trong khi những người khác nói về nền kinh tế kỹ thuật số toàn cầu, bạn hãy tập trung và hành động sao cho chúng (digital) mang lại lợi thế cạnh tranh mới cho chiến lược hiện tại của công ty bạn.

- Liệu công nghệ kỹ thuật số có làm thay đổi khách hàng mục tiêu của bạn không? Liệu điều đó có làm hao tổn đến khách hàng mục tiêu của bạn như chúng đã làm với các công ty báo chí và du lịch, hay giúp mở ra cho bạn những khách hàng tiềm năng mới? Ví dụ, dữ liệu lớn (big data) đã khiến một công ty chuyển khách hàng mục tiêu từ các CFO thành CMO. Thay vì chỉ cung cấp một dịch vụ tài chính cho các CFO, công ty bây giờ có thể cung cấp dịch vụ cho các CMO nhằm tăng cường nỗ lực giành được khách hàng và lòng trung thành của họ.

- Công nghệ kỹ thuật số có ảnh hưởng đến định vị và giá trị thương hiệu của bạn đối với khách hàng mục tiêu? Thay vì cung cấp một sản phẩm hoặc 1 dịch vụ có phí, liệu bạn có thể cam kết mang lại những giá trị nào đó cho khách hàng nhằm giành lấy thị phần mà mảng công nghệ kỹ thuật số mang lại? Giống như cách nhiều bệnh viện hiện nay đang làm. Hay làm thế nào để bạn sử dụng công nghệ kỹ thuật số để tăng cường trải nghiệm sản phẩm của bạn, như Lego đã làm bằng cách sử dụng công nghệ thực tế ảo VR để trẻ em có thể chơi trực tuyến với món đồ gỗ nổi tiếng của hãng, và điều này liệu có làm gia tăng nhu cầu mua sản phẩm thật hay không?

- Làm thế nào để công nghệ kỹ thuật số tăng năng lực cạnh tranh cho công ty của bạn? Đây không phải vấn đề về việc gia tăng năng lực kỹ thuật số, mà là về việc gia tăng lăng lực của-chính-bạn. Ví dụ, nếu khả năng quản lý tín dụng cao cấp là sự khác biệt mà bạn mang đến cho khác hàng, thì làm thế nào để sử dụng social media, big data (dữ liệu lớn) và các bảng phân tích để giúp bạn gia tăng sự khác biệt? Nói cách khác, nếu chiến lược của bạn là giành chiến thắng trên những mặt trận khác thay vì mảng quản lý tín dụng, thì bạn nên đầu tư vào mạng xã hội và dữ liệu lớn ở mức độ nào để đạt được mục đích đó?

Có nhiều công ty tập trung nỗ lực digital vào cơ sở hạ tầng: hệ thống IT, kiến trúc dữ liệu, chương trình phân tích, chương trình tuyển dụng và đào tạo, quan hệ đối tác, quản trị, vv... Điều này dẫn đến việc lãng phí và lẫn lộn vì chúng không mang lại lợi ích gì như trong 5 câu hỏi trên đã đề cập đến.

Bạn lọt bẫy ngay khi đặt câu hỏi “Chiến lược digital của chúng ta là gì?” Thay vào đó, hãy bắt đầu với 5 câu hỏi trên. Trong khi những người khác nói về nền kinh tế kỹ thuật số toàn cầu, bạn hãy tập trung và hành động sao cho chúng (digital) mang lại lợi thế cạnh tranh mới cho chiến lược hiện tại của công ty bạn.

Trang Duyên / Brands Vietnam
Nguồn Ken Favaro / Harvard Business Review