[VCK Young Marketers 3] Quán quân “Gạo mùi”

[VCK Young Marketers 3] Quán quân “Gạo mùi”

Sau gần 2 tháng tranh tài quyết liệt của 445 nhóm dự thi khắp cả nước,sáng hôm nay ngày 15/11, cuộc thi Young Marketers mùa 3 cuối cùng đã về đến đích. Vòng Chung kết diễn ra hoành tráng và gây cấn với phần “đấu trí” của 3 nhóm gồm Cát đến từ Hà Nội và Xscape, Inbuzz đến từ TP.HCM. Với ý tưởng đột phá về “gạo mùi”, kết quả chung cuộc ngôi vị Quán quân đã thuộc về nhóm Inbuzz, giải nhì và ba lần lượt thuộc về Xscape và Cát.

Nhìn lại hành trình của các thí sinh Young Marketers mùa này, đặc biệt là Top 3, mới thấy hết những nổ lực và tinh thần ham học của các bạn, mặt khác cũng thấy được những đầu tư mà đội ngũ BTC đã dành cho mùa thi này – nhằm mang đến một sân chơi Young Marketers ngày một thiết thực và hoành tráng hơn. Vượt qua gần 1000 thí sinh dự thi khắp cả nước, 6 thí sinh chia thành 3 nhóm tranh tài tại Vòng Chung kết đã thể hiện được sự tiến bộ rõ rệt, hay phải nói là những chuyển mình ngoạn mục trong bài thi chung cuộc của mình. Có được những tiến bộ ấy là nhờ chương trình đào tạo “dày đặc” kết hợp định hướng thực tế (qua những chuyến đi thực địa, thị trường, cũng như gặp gỡ những nhân vật gạo cội trong ngành gạo Việt Nam), và cũng như luôn sát cánh bên các bạn là những “huấn luyện viên” riêng cho từng nhóm.

Sự đầu tư không ngừng để trang bị cho thí sinh của Young Marketers mùa 3 đã gặt hái kết quả, khi bài trình bày của các bạn nhận được phản ứng bất ngờ và thích thú của không chỉ Ban giám khảo, mà ngồi kín khán phòng (đến mức rất nhiều khán giả quá yêu thích phải đứng để theo dõi) từ đầu đến cuối chương trình là hơn 250 con người đam mê marketing từ gần 100 marketer là đại diện của hơn 60 tập đoàn lớn như: Microsoft, Unilever, Masan, Vinamilk, Mead Johnson, Orion, Suntory Pepsico, Coca-Cola, Mega, BAT, Shell, Samsung, Nivea,…, cho đến Ban giám khảo của 2 vòng thi trước; từ các bạn sinh viên toàn quốc cho đến các Elite Young Marketers mùa 1 cũng có mặt đông đủ. Và dĩ nhiên không thể thiếu hơn 20 đại diện báo đài đã đến với Young Marketers mùa 3 để ghi nhận những thông tin nóng hổi nhất của một sự kiện “nóng” mà cộng đồng người trẻ nói chung và các bạn trẻ yêu thích marketing không thể bỏ qua.

Một trong những điểm “nóng” nhất của Vòng Chung kết Young Marketers mùa 3 chắc hẳn phải là thành phần Ban giám giảo. Bên cạnh những tên tuổi đầu ngành như:anh Nguyễn Đình Toàn – Head of Marketing, Masan Beverage – Trưởng BGK, chị Đặng Thu Hà – Senior Marketing Director, Masan Food, chị Bùi Nguyễn An Phương – Deputy General Manager, GroupM Vietnam, chị Trần Thị Lan Hương – Commercial Effectiveness Director, Mead Johnson Vietnam &anh Hùng Võ – Managing Director, Redder Advertising, đặc biệt, Young Marketers năm nay còn có sự góp mặt của GS. TS Nhà Giáo Nhân Dân Võ Tòng Xuân, chuyên gia số 1 trong lĩnh vực lúa gạo tại Việt Nam với vai trò Giám khảo Danh dự - đây thật sự là một bước tiến mới trên hành trình hoàn thiện Young Marketers ngày một thực tế hơn.

Những tưởng BGK “khủng” sẽ khiến các thí sinh có chút bối rối, nhưng trái lại, sự tự tin của các bạn dành cho “đứa con tinh thần” của mình đã khiến cả 3 nhóm đã thật sự tỏa sáng và sẵn sàng đón nhận cũng như phản ứng nhanh trước tất cả những thách thức của BGK. Có được điều đó, phải chăng đúng như các bạn vẫn hay đùa: “Giải được đề bài chung kết khoai thế này thì nói thật chẳng còn gì phải sợ nữa” – vậy thách thức khoai ấy là gì? – Đó chính là bài toán marketing, bài toán kinh tế mang tầm vóc quốc gia: “Xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam cho người Việt Nam.” và chứa đựng thật nhiều ý nghĩa cả về tính thời sự, tính thực tế và tính nhân văn.

Tuy chỉ là một bài toán giả định, nhưng tính chính xác và thực tế của yêu cầu đề bài đòi hỏi thí sinh phải tìm kiếm hướng giải một cách nghiêm túc như những nhà kinh tế, marketer thật thụ, đang tiếp cận và giải bài toán kinh doanh thật thụ. Sau đây BRVN sẽ cập nhật lại những thông tin cơ bản nhất về phần thi của 3 nhóm: Xscape, Cát và Inbuzz.

- -

Nhóm Xscape

Mở đầu chương trình là phần dự thi của nhóm Xscape, gồm 2 chàng trai rất trẻ (sinh viên năm 2& năm 3) đến từ Đại học Ngoại Thương TPHCM: Mai Văn Bằng và Nguyễn Nhật Duy.

Là nhóm mở đầu, nhưng Xscape đã rất tâm huyết trình bày câu chuyện thương hiệu gạo của mình: “Trọn vẹn dưỡng chất – Đong đầy yêu thương” (“Whole nutrition – Whole love”). Mở đầu bằng một sự thật rất đắt: “Với công nghệ chế biến hiện nay, 70% dinh dưỡng từ hạt lúa bị mất đi sau quá trình xay xát thành hạt gạo” để rồi Xscape đã đề xuất những đột phá trong quy trình chế biến với công nghệ “V-steaming” và “V-polishing” giúp giữ nguyên vẹn dinh dưỡng trong từng hạt gạo. Không dừng lại ở việc tạo ra sản phẩm, Xscape cũng thể hiện sự sáng suốt trong việc chọn nhóm đối tượng mục tiêu “Cơm chất” có mức thu nhập BC với một sự thật về khách hàng rằng họ có thể chi trả thêm 2.000đ-4.000đ cho một kg gạo nếu nó thật sự cung cấp đủ dinh dưỡng, chứ không đủ khả năng chi trả thêm cho thức ăn khác như thêm thịt, cá với hàm lượng dinh dưỡng cao vốn sẽ tốn nhiều tiền hơn – hay nói cách khác đây là nhóm khách hàng tìm kiếm chất dinh dưỡng trong cơm trắng nhiều hơn trong thức ăn, vì cơm trắng vẫn vừa túi tiền của họ hơn,và cơm trắng chủ yếu là nguồn năng lượng và dinh dưỡng chính trong bữa ăn của họ - nên gọi là nhóm “cơm chất”.

“Hãy tập trung vào một điều gì đó đủ mạnh để làm thay đổi hành vi người tiêu dùng.”

Tìm được “Consumer Insight” về vai trò còn nhạt nhòa của hạt gạo trong bữa cơm gia đình cũng như trong những sự lựa chọn đắn đo của mẹ, và với những lý do tin tưởng đầy thuyết phục làm hậu phương vững chắc, Xscape đã đề xuất một thương hiệu nhấn mạnh vai trò thật sự của hạt gạo: “Gạo Chất Việt: Trọn vẹn dưỡng chất – Đong đầy yêu thương” với mức giá phổ thông. Và để bán thương hiệu gạo này, Xscape đã đưa ra ý tưởng lớn cho chiến dịch tung: “Bí quyết cơm chất của Mẹ” với những hoạt động/ công cụ marketing rất đơn giản, thực tế và khả thi.

Sau phần trình bày của mình, Xscape đã nhận được rất nhiều những nhận xét cũng như câu hỏi từ Ban giám khảo. Đầu tiên là nhận xét của GS. TS Võ Tòng Xuân: “Thầy nghĩ nội dung của các em đã đánh đúng vào tâm lý của gia đình Việt Nam, đặc biệt là người mẹ. Tên gạo Chất Việt tuy quyến rũ, nhưng chưa thấy nêu bật được sự khác biệt, sự ưu việt để thuyết phục người tiêu dùng phải chọn mua sản phẩm này.”

Riêng anh Nguyễn Đình Toàn lại thể hiện sự bất ngờ trước sự thật về “70% giá trị dinh dưỡng mất đi sau xay xát” tuy nhiên anh đã thấy tiếc khi nhóm chưa bật được ý tưởng lớn, insight còn chung chung và hoạt động còn rời rạc, chưa truyền tải được ý nghĩa của ý tưởng cũng như sản phẩm. Anh Toàn khuyên Xscape: “Hãy tập trung vào một điều gì đó đủ mạnh để làm thay đổi hành vi người tiêu dùng.”

Trái ngược với ý kiến các giám khảo khác, chị Đặng Thu Hà bày tỏ sự thích thú với bài dự thi của Xscape: “Chị rất ấn tượng với bài, đây là một sự khởi đầu tốt cho một bài làm tròn trịa. Chị đặc biệt thích phần thấu hiểu thị trường khi các bạn tìm ra người Việt Nam không quá chú trọng vào dưỡng chất trong hạt gạo. Tuy nhiên các bạn cần lưu ý làm thế nào để nhu cầu hiện tại là khẩu vị, mà ta có thể đánh vào dinh dưỡng? Phần khác biệt mấy đứa chưa nói rõ. Ngoài ra chị thích cách các bạn sử dụng công cụ “lon đong gạo” cho truyền thông – nên lưu giữ lại để khi thực hiện thật sự dự án này thì dùng nhé.”

Đứng ở góc nhìn media, chị Bùi Đặng An Phương mong đợi một chiến dịch phát triển được insight và chạm đến trái tim người tiêu dùng hơn nữa.

Và nhìn chung, ngoài những điểm trên, các giám khảo đều khuyên Xscape nên có phương pháp trình bày tốt hơn, tránh đi vào tiểu tiết mà phải làm bật được ý chính.

Là “huấn luyện viên” riêng của Xscape trong suốt 2 tuần qua, chị Đặng Hoài An – Head of Marketing, Shell Vietnam đã chia sẻ sau phần trình bày của nhóm: “Xscape thật sự đã nổ lực rất nhiều để tìm ra những thông tin đắt giá, nhưng có lẽ do thời gian quá ngắn nên các bạn chưa thể đi sâu vào bài, trau chuốt để tìm ra một ý tưởng lớn thật sự tốt. Bên cạnh đó, cuộc thi chỉ là một bước khởi đầu, các bạn chưa có tát cả các công cụ để giải bài toán marketing thực tế, thì chị chỉ cần các bạn biết phân tích thị trường, tìm ra được “product truth” đã là một khởi đầu rất tốt rồi. Và khi được huấn luyện ở Young Marketers Elite Development Program, với khởi đầu cứng cáp này các bạn sẽ dễ dàng tiếp thu những kiến thức được trau dồi hơn nữa.”

- -

Nhóm Cát

Phần thi tiếp theo đến từ nhóm Cát, 2 cô gái xinh xắn của thủ đô Hà Nội hiện là sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân: Phùng Tú Oanh và Nguyễn Thị Ngọc Dung.

Trình bày có phần đơn giản hơn Xscape, Cát đã nhanh chóng “bán” được Insight: “Mẹ luôn tỉ mỉ chăm sóc cho sức khỏe gia đình, mỗi món ăn đều phải là tốt nhất trong khả năng của Mẹ, ngay cả đối với gạo”. Từ đó, nhóm đã đi theo hướng “Authenticity” – Gạo Nguyên Lành từ lúa mùa đặc sản được trồng theo cách truyền thống, đánh vào phân khúc cao cấp AA+ và và là nhóm quan tâm nhiều đến vấn đề sức khỏe.

“Làm marketing thì cần có một trái tim sắt hơn, cần sắt sảo trong việc thể hiện ý tưởng & quan điểm hơn.”

Để truyền tải ý tưởng sản phẩm này đến với người tiêu dùng, Cát đã đề xuất Ý tưởng lớn cho chiến dịch tung: “Hạt gạo nguyên lành của mẹ” với câu chuyện “cho con hạt gạo nguyên lành như mẹ từng có khi xưa”. Tuy nhiên, cách triển khai của nhóm vẫn còn rời rạc, chưa thể hiện hết được ý tưởng lớn và đặc biệt, theo nhận xét của chị An Phương: “Chưa chạm được đến người tiêu dùng vì đa phần các hoạt động của các bạn thực hiện trên kênh truyền thống, nhưng đối tượng lại là những người phụ nữ hiện đại và có thu nhập cao, để được như vậy chắc chắn họ phải có một lối sống năng động và bận rộn nên sẽ không dành thời gian cho các hoạt động sự kiện hay xem tivi, vì sao không đánh kênh “digital”?”

Anh Nguyễn Đình Toàn lại bày tỏ lo ngại nhiều về “đầu ra” của sản phẩm này, dù các bạn có insight hay, có một chuyện đẹp của tình mẹ, câu chuyện đẹp của lúa mùa nhưng sau đó các bạn lại bán câu chuyện ấy bằng “trial”, thiết nghĩ cần một điểm kết nối hơn nữa để cuối tùng giải được bài toán bán hàng: người ta sẽ mua cái gì? Tại sao họ lại phải mua? Lợi ích cuối cùng khách hàng có được là gì để phải bỏ ra số tiền mua gạo gấp đôi giá gạo bình thường họ đang tiêu dùng?

Tương tự anh Toàn, chị Lan Hương cũng bày tỏ quan ngại về việc bán hàng khi nhóm chọn đánh vào kênh MT vốn chỉ chiếm 10% thị phần, vậy đâu sẽ là “Return of Investment”? Ngoài ra, chị Lan Hương còn chia sẻ: “Đúng như tên của bài làm, các bạn quá “Lành”, mà làm marketing thì cần có một trái tim sắt hơn, cần sắt sảo trong việc thể hiện ý tưởng & quan điểm hơn.”

Từ góc nhìn của chịThu Hà, thì: “Insight của nhóm còn quá chung chung, trong khi nhóm tìm ra một góc nhìn rất sáng: Những gì gần gũi sẽ trở nên tầm thường, cũng như tình thương của mẹ vẫn thường bị lãng quên, và điều này có tạo thành một điểm chung với câu chuyện lúa mùa, để đẩy giá trị của cả Mẹ và Gạo lên một tầm cao mới.” Chị Hà cần các bạn tìm hiểu thị trường sâu hơn nữa để kết nối với mục tiêu kinh doanh, không thôi sẽ là một dự án không khả thi.

Đồng ý với chị Thu Hà, GS. TS Võ Tòng Xuân bổ sung: “Ngoài những gì cô Hà chia sẻ, thầy cũng muốn nhắc các marketer tương lai phải trình bày tốt hơn nữa mới bán được sản phẩm của mình.”

Có lẽ vì quá hồi hộp nên Cát đã chưa thể hiện được hết phong độ của mình, tuy nhiên các bạn cũng đã bước đầu tìm kiếm được hướng đi thú vị, duy chỉ cần đi sâu hơn nữa. Authenticity hoàn toàn là 1 điểm sáng tiềm năng và có angle khác biệt.

- -

Nhóm Inbuzz

Cuối cùng nhưng lại chính là nhân tố bùng nổ, Inbuzz gồm 2 thí sinh đều là sinh viên năm 4 ngành Tài Chính, đại học Ngoại Thương TPHCM: Lương Tuấn Dương và Nguyễn Thị Hồng Kim Hà – đã thật sự bức phá và chinh phục Ban Giám khảo.

Với ý tưởng thương hiệu AROVIET – gạo có mùi hương tự nhiên truyền thống yêu thích của người Việt như mùi cánh sen, hoa lài và lá dứa, nhóm đã xuất phát từ sự thật: “80% người tiêu dùng tin rằng gạo ngon sẽ nấu được cơm thơm” và chọn “mùi hương” cụ thể như lợi thế cạnh tranh của mình.

Với cốt lõi thương hiệu “The aroma enhances your enjoyment”, Inbuzz đã nhắm đến đối tượng người tiêu dùng phân khúc phổ thông & cả cao cấp qua portfolio hương sen cho nhóm A, hương lá dứa và hoa lài cho nhóm BC+, luôn quan tâm lo lắng cho gia đình. Và bữa cơm chính là giây phút tận hưởng không khí gia đình, nên mùi hương từ gạo AROVIET sẽ làm người tiêu dùng ngon miệng, cho một bữa ăn chất lượng hơn (quality meal time) góp phần làm thăng hoa phút giây tận hưởng ấy.

“Marketer là phải đủ can đảm, phải edgy, phải có góc nhìn mới và độc đáo.”

Với định vị này, phải nói Inbuzz là nhóm dũng cảm nhất khi sáng tạo ra một loại gạo mà vượt qua những “lẽ thường” cuả thị trường gạo hiện tại, tuy nhiên đó là một đột phá trên lý luận rất chặt chẽ và vẫn giữ được nét truyền thống, vẫn phù hợp với văn hóa Việt, tạo nên sự nhất quán.

Ở phần triển khai, nhóm đã sử dụng những công cụ truyền thống để mang câu chuyện AROVIET đến với người tiêu dùng. Tuy nhiên, phương pháp hiện tại được anh Hùng Võ nhận xét là “dù đã có tiến bộ hơn phần logic, phần insight đã gần và thực tế hơn, tuy nhiên phần campaign deployment vẫn còn rời rạc, chưa đủ mạnh để thuyết phục người tiêu dùng tin tưởng vào thương hiệu mới, đặc biệt khi đang nói câu chuyện “natural aroma”, sao để consumer tin tưởng, tại sao không suy nghi đến việc endorse với chuyên gia để bảo chứng. Ngoài ra, anh chưa thấy bước chuyển mạnh mẽ và thuyết phục từ “build trial” sang “drive to purchase” và idea post purchase cũng chưa đủ strong để thật sự hiện thực hóa mục tiêu kinh doanh trong ngắn hạn và dài hạn”. Tuy nhiên anh Hùng Võ vẫn thích sự can đảm, sự edgy & rationale của nhóm Inbuzz trong việc tiếp cận và đưa ra bài giải như thế này và chia sẽ với BGK anh là người đã thích thú và động viên nhóm Inbuzz phát triển tiếp với hướng đi đã được nhóm trình bày ở phần nộp bài đầu tiên của nhóm. Theo anh, Marketer là phải thế, phải đủ can đảm, phải edgy, phải có góc nhìn mới và độc đáo.

Chị Thu Hà là là người dành nhiều khen cho Inbuzz: “Chị thấy đây là bài đọng lại trong chị nhiều nhất từ sáng đến giờ. Các bạn đang bán xuyên suốt một ý tưởng lớn, với lợi thế cạnh tranh rất rõ ràng và chiến dịch thực hiện rất sáng tạo, nhất quán. Chị thật sự bất ngờ trước thành quả này của các bạn, rất có chất lượng! Tuy nhiên, chị muốn biết về công nghệ gạo thơm này liệu có thật sự nổi trội và có dễ bị sao chép?”

Trả lời câu hỏi của chị Hà, Inbuzz đã chia sẻ rằng sẽ tin tưởng vào bộ phận R&D, các nhà khoa học như GS. TS Võ Tòng Xuân đang có mặt ở đây, để đảm bảo chiết xuất hương liệu tự nhiên hoàn toàn không gây hại cho sức khỏe. Tới đây, Giáo sư lên tiếng: “Thật sự rất khó để tạo ra giống gạo có mùi hương như vậy nếu không sử dụng hương liệu, còn nếu sử dụng hương liệu thì dù là tự nhiên hay nhân tạo chắc chắn cũng sẽ gây lo ngại cho người tiêu dùng.”

Dần như phần chất vấn đã trở thành một cuộc thảo luận khi anh Nguyễn Đình Toàn chia sẻ: “Tại sao chúng ta không ủ gạo, như người ta vẫn ủ trà? Nếu dùng từ “ủ” sẽ nâng tầm giá trị sản phẩm hơn là dùng “tẩm ướp”. Anh thật sự rất ấn tượng với ước mơ to lớn của các bạn, khiến anh liên tưởng đến việc tăng giá trị sản phẩm sữa bằng việc cho bò nghe nhạc, giờ người ta cũng cho gà nghe nhạc rồi, thì ai nói gạo không thể ủ hương. Đây thật sự là một ý tưởng đột phá, đòi hỏi sự dũng cảm của người làm marketing. Anh hi vọng trong tương lai gần ý tưởng này có thể trở thành sự thật.”

Theo sát Inbuzz suốt 2 tuần nay, có lẽ anhNguyễn Hoàng Đăng Khoa – Head of Marketing, Microsoft Mobile Devices – “huấn luyện viên” riêng là người thấu hiểu và chia sẻ cảm xúc với nhóm nhiều nhất. Anh Khoa nói: “Thật sự nghe các bạn trình bày mà anh thấy… sướng. Tuy chưa hoàn thiện, nhưng các bạn đã thể hiện được 80% những hướng đi của bài toán này. Quan trọng nhất là anh thấy tinh thần “dám làm” của các bạn được BGK trân trọng, các bạn đã dũng cảm vượt ra khỏi “brief” để mang đến một bài giải thú vị, “think out of the box”. Thật sự anh nhìn thấy sự thay đổi hoàn toàn của Inbuzz, vì trước khi đi đến ý tưởng này, các bạn đã chọn cho mình một ý tưởng khá an toàn. Điều khiến anh thấy vui là vì anh quan niệm: quan trọng nhất trong một cuộc thi không phải là giành chiến thắng, mà phải dám vượt qua những giới hạn của bản thân mình, dám dũng cảm làm điều mà mình tin là đúng. Với vai trò là “mentor” theo sát nhóm suốt 2 tuần, anh thấy công sức của nhóm cuối cùng cũng được đền đáp và quyết định của nhóm đã là một quyết định đúng.”

Nhìn chung, Hội đồng Giám khảo đều phải thừa nhận Young Marketers mùa 3 các bạn chưa trình bày tốt ý tưởng của mình, chưa sáng như các nhóm Quán Quân, Á Quân ở hai mùa giải trước (đặc biệt là Quán Quân Mùa Đầu tiên với 2 bạn Vũ Phúc – Phú Cường – MC của sáng chung kết hôm nay), nhưng về chất lượng bài thì đã thật sự được đào sâu hơn hẳn các mùa trước. Có được như vậy là nhờ hành trình Young Marketers mùa 3 đã thật sự theo sát và giúp các bạn thay đổi rất nhiều và rất tích cực, từ các buổi training rất chất đến những buổi đi thực tế, khảo sát vùng sản xuất, khảo sát thị trường và gặp gỡ các chuyên gia hàng đầu.

“Quan trọng nhất trong một cuộc thi không phải là giành chiến thắng, mà phải dám vượt qua những giới hạn của bản thân mình, dám dũng cảm làm điều mà mình tin là đúng.

Và với ý tưởng lớn “AROVIET, gạo có hương thơm tự nhiên, truyền thống”– nhóm Inbuzz đã dành giải Quán quân một cách thuyết phục. Á quân thuộc về Xscape và Giải 3 thuộc về Cát. Xin chúc mừng các bạn!

- -

Trước khi kết thúc Vòng Chung kết Young Marketers 3, anh Nguyễn Đình Toàn – Trưởng Ban Giám khảo đã có đôi lời chia sẻ: “Mỗi nhóm đều có những ý tưởng lớn mang màu sắc rất khác nhau và rất chất: Nhóm 1 - Dinh dưỡng, Nhóm 2: Gạo nguyên lành – gạo đặc sản, Nhóm 3: Gạo có mùi hương. Thật ra, bản thân anh và toàn bộ BGK đều không dám tự tin là có lời giải xác đáng nhất cho đề bài này. Nhưng nếu không có thách thức, thì sẽ không bao giờ có lời giải. Và nhờ bài toán này mà anh thấy được sự kỳ vọng ở sinh viên đã không lãng phí. Qua 3 nhóm, mỗi nhóm đều có những cách giải tiềm năng riêng, và đều cho chúng ta thấy rằng: Gạo rất dinh dưỡng, nhưng tại sao chúng ta lại bỏ nhiều tiền cho những sản phẩm thay thế khác?

Nếu nhận xét từng nhóm, anh thấy nhóm Xscape có hướng tiếp cận rất thực tế, rất gần: mọi người cần nguồn dinh dưỡng từ gạo, cần 1 nền tảng nâng tầm của gạo, thay đổi sức vóc người Việt Nam. Đây là một ý tưởng thực tế và tức thời – ý tưởng của 1 ngày mai không xa.

Về nhóm Cát đã kể nên câu chuyện truyền thống, đẹp, sâu sắc, nhiều gửi gắm cho hạt gạo từ ngàn xưa. Người trồng ra hạt gạo bao nhiêu cực khổ nhưng có bao nhiêu người trồng nổi bản thân mình. Ý tưởng hay nhưng cần thiết thực hơn nữa ở việc giải quyết vấn đề công suất, cần nhiều sự góp sức từ nhiều phía. Ngoài ra, không kết nối được ý tưởng với người tiêu dùng. Chưa nâng được giá trị sản phẩm lên, và thuyết phục người tiêu dùng sẵn sàng chi trả khi họ thật sự muốn mua chứ không phải cảm thấy có trách nhiệm xa vời.

Inbuzz là nhóm gây tranh cãi nhất. Mang lại nguồn sinh khí mới cho ngành hàng, ý tưởng của nhóm vô cùng đột phá nhưng anh vẫn tin rằng có thể thực hiện được. Marketing cần ý tưởng sáng tạo đột phá nhưng vẫn phải thực tiễn, phải tạo ra nền tảng giá trị mới. Đây là một ý tưởng đáng để đầu tư, nghiên cứu, cân nhắc. Nếu không tự làm được thì kêu gọi mọi người để cùng làm.

Và đây chính là sứ mệnh của Young Marketers, là gieo mầm, để mầm lại được gieo, để những marketers tương lai, để những điều tốt đẹp sẽ cứ được gieo mãi như thế, như cách chúng ta đang làm ngày hôm nay.”

- -

Đại diện Microsoft Mobile Devices – nhà tài trợ độc quyền của chương trình, anh Nguyễn Hoàng Đăng Khoa cũng chia sẻ: “Thật sự cảm giác mà Young Marketers mang đến cho anh là... rất “đã”. Đây là một sân chơi vô cùng bổ ích cho các bạn sinh viên yêu thích marketing. Ở đây, Young Marketers cũng đã giúp cho những ước mơ, những niềm cảm hứng của các bạn trẻ trở thành sự thật – điều này rất đúng với định hướng của Microsoft Mobile Devices trong lời hứa với khách hàng: Giúp những ước mơ, những cảm hứng của người tiêu dùng trở thành sự thật. Anh nghĩ đây là điểm chung rất thú vị, và tiếp tục đồng hành cùng Young Marketers mùa 4 ư? Tại sao không?”

- -

Đại diện Top 9 có mặt ở hàng ghế khán giả đặc biệt của chương trình, bạn Phạm Văn Khải - Quán quân YM Marathon, top 5 Young Marketers 3 chia sẻ: “Mình hoàn toàn tâm phục khẩu phục bài thi của các bạn ngày hôm nay. Các bạn đều thể hiện sự thấu hiểu thị trường, người tiêu dùng rất sâu và ấn tượng. Mình nghĩ điều này không chỉ đến từ những trải nghiệm được Young Marketers 3 ưu ái tổ chức trước vòng chung kết, mà còn từ khả năng, khao khát tìm tòi, đào sâu đến tận cùng vấn đề của các bạn. Dù phần triển khai có thể chưa sáng rõ, nhưng tinh thần và khả năng này cũng rất đáng học hỏi rồi!

Nhìn lại bài thi cơ hội lớn Elite của mình, bài học lớn nhất chính là phải trải nghiệm nhiều hơn, đào sâu hơn. Ý tưởng dù bay bổng đến đâu cũng cần có một nền móng logic, thuyết phục, bắt rễ vào thực tế. Mình thấy bài làm hiện tại của mình khá chung chung.

Mình thích nhóm Inbuzz nhất. Các bạm là nhóm duy nhất có cách tiếp cận thoải mái, gần gũi, biết "phá băng" để cuốn hút người nghe vào câu chuyện của mình.”

Các bạn sinh viên cũng tham gia đông đảo và đều rất hứng khởi, bạn Lê Ngọc Ẩn - Runner up UFLL 2014 cũng có mặt tại chương trình hôm nay - hồi hộp trước giờ G: “Mình tích cực săn vé để đến tham dự Chung kết Young Marketers, trước hết vì mình cực kì yêu thích Marketing và muốn chọn đó làm định hướng lâu dài. Do đó nhất định không thể bỏ lỡ một sân chơi chuyên nghiệp như thế này. Hơn nữa, đề thi thật sự rất là khó, nên mình rất muốn xem 3 nhóm có giải quyết được 1 cách thuyết phục không.

Young Marketers rất khác, không chỉ so với UFLL mà tất cả các cuộc thi khác. Bởi đây chính là sự lên ngôi của Marketing chuyên nghiệp, rất khốc liệt và chuyên sâu. UFLL thì thoải mái và thiên về kinh doanh hơn.”

- -

Như vậy, Vòng Chung kết cuộc thi Young Marketers mùa 3 vừa khép lại, nhưng vẫn còn tiếp đó một sự kiện hấp dẫn không kém mà các Young Marketers đều không muốn bỏ qua, đó là chương trình Tuyển chọn học viên Young Marketers Elite Development Program khóa 2 (12/2014 – 8/2015). Tiếp nối thành công của Elite Program mùa 1, khóa học đặc biệt này đã trở lại với chỉ 10 học viên, trong đó chắc chắn có mặt Quán quân và Á Quân mùa này gồm 4 bạn: Lương Tuấn Dương, Nguyễn Thị Hồng Kim Hà, Mai Văn Bằng và Nguyễn Nhật Duy.

Vậy 6 học viên “Elite Young Marketers” còn lại sẽ là ai? Để tìm kiếm những gương mặt này chương trình sẽ có 2 đợt tuyển với nguồn tuyển ban đầu gồm: Top 15 Young Marketers 3 + Top 3 Cơ hội lần 2 + Top 5 Cơ hội lớn + Nhóm hạng 3 Chung kết Young Marketers 3: tổng cộng 37 ứng viên. Sau đợt 1, chương trình sẽ chọn ra 15 gương mặt bước vào đợt 2 – phỏng vấn trực tiếp để chọn 6 học viên còn lại của chương trình Elite Young Marketers Development. Đúng là một hành trình cam go để đảm bảo chất lượng đầu vào cho Elite Program khóa 2. Những thông tin về chương trình này vẫn được cập nhật liên tục trên fanpage Young Marketers cũng như Brands Vietnam nhé!

Một lần nữa xin chúc mừng Inbuzz - Quán quân Young Marketers mùa 3 và ngay cả khi cuộc thi đã khép lại, các bạn Young Marketers cũng đừng quên theo dõi hành trình của chương trình Elite Development Program, tự học hỏi, cải thiện năng lực bản thân và đón chờ Young Marketers mùa 4 hứa hẹn nhiều điều hấp dẫn hơn nữa nhé!

Young Marketers – Empower the next marketing generation.

Cuộc thi do REDDER Advertising tổ chức, với Brands Vietnam là đối tác truyền thông.

Young Marketers 3 với phiên bản toàn quốc lần đầu tiên, diễn ra từ 22/9 – 15/11/2014, nhận được sựđồng hành & tài trợđộc quyền của Microsoft Mobile Devices / Nokia Vietnam:

“Microsoft Mobile Devices là một đơn vị kinh doanh trực thuộc Microsoft và trực tiếp quản lý dòng sản phẩm điện thoại thông minh (smartphone) mang nhãn hiệu Lumia nổi tiếng trên toàn thế giới và dòng sản phẩm điện thoại phổ thông mang nhãn hiệu Nokia. Sứ mạng của Microsoft Mobile Devices là mang trải nghiệm điện thoại thông minh và internet đến ngày càng nhiều người dùng, thông qua đó tiếp bước cho họ vươn đến những ước mơ và khát vọng của mình trong cuộc sống”.

Brands Vietnam