Chiến lược bán lẻ thành công của Starbucks, Amazon và Zara
Không nghi ngờ gì nữa, Starbucks, Amazon và Zara là những nhà bán lẻ dẫn đầu ngành công nghiệp của họ.
Dù mặt hàng kinh doanh có khác nhau, song thành công mà họ đạt được trong năm 2015 để lại những bài học quý giá. Biết được yếu tố đằng sau những sự thành công này sẽ giúp chúng ta học hỏi và ứng dụng để tỏa sáng trong tương lai.
1. Di động và ứng dụng: Gia vị bí mật của Starbucks
Tuy ứng dụng công nghệ vào kinh doanh đã phổ biến từ lâu trong ngành công nghiệp bán lẻ nhưng Starbucks đã làm nên một thành công ngoại lệ. Bằng thanh toán qua điện thoại và các ứng dụng tiện lợi, gần năm triệu giao dịch trị giá hơn 1 tỷ đô la Mỹ đã được thực hiện hàng tuần bởi khách hàng của Starbucks tại Mỹ. Khả năng khai thác và tận dụng một cách thông minh các nền tảng di động của Starbucks thực sự thiết lập một chuẩn mực cho ngành công nghiệp của nó. Điều gì làm nên gia vị bí mật này?
- Sự tiện lợi: ứng dụng của Starbucks cho phép người mua trả qua điện thoại thông minh. Ý tưởng nghe có vẻ đơn giản nhưng đã đem đến sự hài lòng ngoài mong đợi vì khách hàng không còn phải xếp hàng chờ đợi hoặc lục tung ví để tìm tiền lẻ nữa.
- Chiến lược: dù là điện thoại hay tính năng ứng dụng, Starbucks đều hướng chúng đến một mục tiêu duy nhất. Ở cấp độ cao, mục tiêu tập trung là việc gia tăng lòng trung thành khách hàng, tăng tương tác và tạo ra việc kinh doanh mới. Ở cấp độ chi tiết hơn, những mục tiêu này được diễn dịch thành kế hoạch cụ thể.
- Lắng nghe khách hàng: tất cả những cải tiến đều là kết quả của quá trình nghiên cứu hành vi khách hàng cẩn thận. Với một lượng khách hàng khổng lồ và đa dạng như vậy, cá nhân hóa sản phẩm thực sự là một thử thách. Nhưng Starbucks đã chinh phục thử thách này và tìm ra thành công của chính mình.
2. Amazon đánh bại ngày Thứ Sáu Đen Tối truyền thống
Black Friday (ngày thứ 6 đen tối) truyền thống vẫn luôn tập trung vào giảm giá tại cửa hàng nhưng điều này không mảy may ảnh hưởng đến thành công của Amazon. Nhà bán lẻ hùng mạnh trên mạng này tiếp tục chứng minh rằng họ có thể đạt được doanh thu ngay cả khi 51% người tiêu dùng dự định mua sắm tại cửa hàng. Họ đã làm điều đó như thế nào?
- Ứng dụng tiện lợi: ‘Watch A Deal’ là một tính năng mới của ứng dụng di động Amazon. Người dùng dựa vào tính năng này tạo ra một danh sách các món hàng được chọn. Khi đợt giảm giá hấp dẫn nào có món hàng đó, người dùng sẽ được báo qua ứng dụng. Ngoài ra, Pride Check cũng là một ứng dụng đảm bảo người dùng tìm thấy cửa hàng có giá tốt nhất.
- Giao hàng nhanh: theo eMarketer, cứ mỗi 10 người dùng internet thì có 6 người sẵn sàng trả tiền để được giao hàng trong ngày. ‘Mua trên mạng, chọn tại cửa hàng’ là một cách thức khuyến mãi khác để tăng tính cạnh tranh.
- Prime day: Từ ngày thứ sáu trước lễ Tạ ơn cho đến ngày thứ sáu đen tối, cứ mỗi 5 phút Amazon lại đưa ra một chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Kết quả là lượng người mua sắm ở Amazon còn nhiều hơn bất cứ ngày thứ sáu đen tối nào trong lịch sử. Đúng là một chiến thuật thông minh.
3. Nhanh và linh hoạt là cuộc chơi của Zara
‘Fast fashion’ (thời trang nhanh) là một thuật ngữ được giới bán lẻ thời trang dùng để mô tả những mẫu thiết kế đưa từ sàn diễn đến cửa hàng trong thời gian ngắn nhất để theo kịp xu hướng. Zara, nhà bán lẻ may mặc hàng đầu thế giới, dường như nắm trong tay chìa khóa biến fast fashion thành một thành công mang tên hãng.
- Tối ưu hoạt động: Họ làm ra những sản phẩm ở gần với những cửa hàng của mình hơn, thuê các nhà máy ở Châu Âu, Nam Phi và Châu Á, giữ hàng đợi sản xuất cho đến phút cuối cùng. Zara làm mọi thứ trong khả năng để đáp ứng những nhu cầu ngắn hạn của ngành thời trang.
- Tối thiểu hàng tồn kho: Zara luôn giữ mức tồn kho thấp nhất. Họ ưu tiên cho những xu hướng mới nhất thay vì giữ lại mẫu thời trang của mùa trước. Bởi vì lượng tồn kho thấp, họ không những có thể sản xuất hàng tồn kho khi cần thiết mà còn có ít sản phẩm hơn để phải bán qua trung gian hoặc hạ giá.
Như vậy, nhìn chung những yếu tố đằng sau sự thành công của những nhà bán lẻ hàng đầu này có thể bao gồm trong 3 bài học lớn. Thứ nhất, công nghệ đóng vai trò vô cùng quan trọng và không còn là lựa chọn để cạnh tranh hiệu quả nữa. Thứ hai, càng biết nhiều về khách hàng thì càng thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của họ. Cuối cùng, tất cả dữ liệu và nguồn lực đều sẽ bị lãng phí nếu không có một chiến lược tốt và mục tiêu rõ ràng thống nhất để hướng đến ngay từ đầu.
News
- TRG International tham gia Ngày hội việc làm và Tuần lễ hướng nghiệp RMIT 2016
- TRG International tham gia hiến máu nhân đạo tại Thiên Phước, Quận Tân Bình
- Start-Up Việt: Làm thế nào kêu gọi nguồn vốn đầu tư thành công?
- TRG thông báo thay đổi thương hiệu của Profiles International thành Wiley
- Những điều chưa biết về TRG và công tác hiến máu nhân đạo
- Lí do vì sao bạn nên hiến máu nhân đạo?
- TRG tới thăm và tặng quà cho bà con xã Đưng Knoh,Lạc Dương, Lâm Đồng
Hội thảo trực tuyến
- Sử dụng dữ liệu thông minh để quản lý doanh nghiệp: Dễ hay Khó?
- Lập ngân sách theo quy trình hiện đại: Dễ hay Khó?
- ERP Webinars: Đầu tư hiệu quả vào phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP
Bài được đọc nhiều nhất
- Chiến lược bán lẻ thành công của Starbucks, Amazon và Zara
- Giải bài toán khó của chuỗi cửa hàng bán lẻ tại Việt Nam
- Thuận lợi và khó khăn của ERP với thị trường Việt Nam
- Nhận xét của khách hàng: Con dao 2 lưỡi trong công tác quản lý thương hiệu khách sạn
- TRG tuyển Shift Supervisor cho PJ's coffee - Cơ hội đào tạo tại Mỹ
Đọc các bài liên quan
- 6 phân khúc người tìm việc và cách tiếp cận thích hợp P1
- 6 phân khúc người tìm việc & Cách tiếp cận thích hợp P2
- Bài học dành cho doanh nghiệp từ những câu hỏi phỏng vấn nghỉ việc
- Đã đến lúc ngừng sử dụng bài trắc nghiệm tính cách MBTI
- 10 sai lầm của sếp khiến nhân viên nghỉ việc
- Giữ chân nhân tài bằng môi trường làm việc lý tưởng
- Cuộc cách mạng robot mới trong sản xuất
- Nâng tầm công nghệ để giữ vững lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
- Những đặc tính phải có của thông tin kế toán khách sạn
- Tài sản vô hình: thách thức mới trong quản lý tài chính
- Cách thức phân tích dữ liệu thay đổi ngành bất động sản