Marketer Thann Auttanukune
Thann Auttanukune

Vice President CP Vietnam Corporation Serial Entrepreneur

Chiến lược đến Thực thi #8: “Đổi mới” không đợi một ai

Trong kinh doanh, đứng yên không phải là ổn định mà chính là tụt hậu. Do đó, thương hiệu muốn vững bước trong thị trường cần không ngừng “đổi mới”.

Concept: Đổi mới liên tục – Chìa khóa thành công của quản trị thương hiệu

Trung Quốc tự hào với tứ đại phát minh làm thay đổi thế giới là giấy, thuốc súng, in ấn và la bàn, nhưng những đổi mới hiện đại như sản xuất giấy, súng ống, kỹ thuật in offset và hệ thống định vị GPS lại xuất phát từ phương Tây.

Cải cách tạo nên giải pháp hoặc công cụ để giải quyết vấn đề. Thế nhưng những điều mới mẻ thường tiềm ẩn rủi ro. Vì thế, nhiều thương hiệu có vẻ “cảnh giác” với việc nắm bắt cơ hội và duy trì mãi một công thức thành công cho đến khi chúng không mang lại hiệu quả nữa.

Hầu hết các công ty đều muốn giữ nguyên hoặc tăng giá sản phẩm ngay khi có thể, IKEA lại giảm giá định kỳ các mặt hàng có sẵn và quảng cáo chúng với tên gọi “New Low Price”. Có lẽ việc bán phá giá của IKEA được xem là khác thường nhưng lại khá thông minh. Và động lực thúc đẩy cho những chiến lược “phá cách”, mang tính mạo hiểm như vậy là nhờ khả năng hiểu biết sâu sắc và cam kết không ngừng đổi mới.

Việc bán phá giá của IKEA được xem là khác thường nhưng lại khá thông minh.
Nguồn: The Wall Street Journal

Hay trong nhiều thập kỷ, Intel liên tục giới thiệu các sản phẩm mới khiến những sản phẩm cũ của họ trở nên lỗi thời trước khi đối thủ cạnh tranh kịp tung ra các mẫu mới hơn.

Trong bối cảnh ai nấy đều đưa ra các giải pháp vượt trội, thì những thương hiệu không đổi mới sẽ đối mặt với nguy cơ tụt lại phía sau.

Đơn cử như máy ảnh kỹ thuật số bị lấn át bởi smartphone; YouTube đang dần vượt mặt truyền hình truyền thống; giao dịch bằng ứng dụng ngân hàng điện tử mà không cần đến trực tiếp ngân hàng; Netflix khuynh đảo ngành công nghiệp làm phim; báo giấy bị áp đảo trước Facebook, Instagram; người dùng ngày một ưu ái thực phẩm đóng gói, ứng dụng giao đồ ăn hơn là đến hàng quán; sàn thương mại điện tử như Lazada, Shopee thành xu hướng chủ đạo ngành bán lẻ; Apple Pencil, Galaxy Note trở thành công cụ văn phòng thời 4.0…

Và đây chỉ là một vài dẫn chứng về tiến bộ công nghệ khiến sản phẩm trước đây trở nên lỗi thời. Do đó, các thương hiệu phải tiếp tục đổi mới để dẫn trước đối thủ cạnh tranh.

Nguồn: BAEMIN

Practice: 8 bước chinh phục ý tưởng mới

Tuy vậy, đổi mới cũng cần phải kinh qua một số bước hoặc quy trình quan trọng thì mới có thể đưa ra được ý tưởng, sản phẩm/ dịch vụ mới đến thị trường. Dưới đây là một số bước mà tôi cho là quan trọng khi phát triển ý tưởng mới:

1. Tìm kiếm vấn đề hoặc nhu cầu: Đó có thể là một “lỗ hổng” của thị trường hoặc cơ hội để cải thiện một sản phẩm hoặc dịch vụ đã có trên thị trường.

2. Nghiên cứu thị trường và thu thập thông tin: Sau khi xác định vấn đề hoặc nhu cầu, thương hiệu tiến hành nghiên cứu và thu thập thông tin để hiểu hơn về thị trường và nhu cầu của khách hàng. Hay nói cách khác, thương hiệu cần tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh, xem xét phản hồi từ khách hàng và nhận biết được các xu hướng.

3. Sử dụng các kỹ thuật tư duy sáng tạo như brainstorming nhằm đưa ra nhiều ý tưởng về cách giải quyết vấn đề hoặc đáp ứng nhu cầu.

4. Đánh giá ý tưởng và sắp xếp thứ tự quan trọng: Hãy xem xét các ý tưởng đề xuất và đặt những ý tưởng tốt nhất ở đầu danh sách theo tiêu chí: tiềm năng tác động, khả năng thực hiện và nguồn lực cần thiết.

5. Tạo mô hình hoặc mẫu thử của những ý tưởng tốt nhất và thử nghiệm với khách hàng để thu thập phản hồi và tìm những điểm cần cải thiện.

6. Tinh chỉnh và cải tiến: Dựa trên những đúc kết từ quá trình thử nghiệm, hãy tinh chỉnh và cải tiến các nguyên mẫu cho đến khi tìm ra một giải pháp khả thi.

7. Ra mắt và tiếp thị: Ra mắt giải pháp hoàn chỉnh sau thử nghiệm với một kế hoạch tiếp thị phù hợp để tiếp cận đúng người tiêu dùng.

8. Quan sát và đánh giá: Thương hiệu cần theo dõi mức độ được đón nhận của sáng kiến và đánh giá thành công dựa trên mức độ hoàn thành mục tiêu. Hãy tiến hành thay đổi và cải tiến cần thiết để duy trì hiệu quả.

Tóm lại, trên đây là những gợi ý của tôi nhằm giúp thương hiệu tạo ra những ý tưởng mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng, dẫn trước so với đối thủ cạnh tranh và ngày càng phát triển.

Vấn đề hoặc nhu cầu có thể là một “lỗ hổng” của thị trường hoặc cơ hội để cải thiện một sản phẩm/ dịch vụ đã có trên thị trường.

Example: Những thương hiệu nổi bật nhờ ý tưởng mới

1. Ở các cửa hàng Amazon Go, khách hàng có thể đi vào cửa hàng, lấy hàng và trở ra mà không cần trải qua quy trình thanh toán truyền thống. Các cửa hàng sử dụng kết hợp cảm biến, camera và thuật toán để theo dõi những sản phẩm khách hàng lấy và tự động tính tiền từ tài khoản Amazon của họ. Điều này giúp việc mua sắm trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn.

2. Pampers là một thương hiệu baby-care nổi tiếng với những cải tiến mới về sản phẩm. Tã giấy của Pampers không chỉ là một trong những sản phẩm quan trọng nhất của thương hiệu, mà còn góp phần thay đổi ngành hàng chăm sóc trẻ em. Thương hiệu đã thêm các chi tiết như lớp co giãn ở đùi, băng dính và thiết kế siêu mỏng cho tã giấy giúp trẻ em cảm thấy thoải mái hơn và các bậc phụ huynh cũng dễ sử dụng hơn. Pampers cũng có dòng tã giấy "thông minh" với cảm biến thông báo cho phụ huynh biết khi bé cần thay tã. Ý tưởng mới này đã được thị trường đón nhận tích cực.

3. Netflix đã cơ bản làm thay đổi quy trình sản xuất, phân phối chương trình truyền hình, cũng như thói quen thưởng thức phim của người xem thông qua việc (1) ra mắt nền tảng phát trực tuyến hoàn toàn mới và (2) phát hành các series gốc như “Stranger Things” và “The Crown”.

English version

Innovation

Chinese inventions such as paper, gunpowder, printing, and compass are significant contributions to the world, but modern innovations such as the modern firearm, offset printing, the modern paper-making process, and GPS are inventions from the West. Innovation is a method or instrument for problem-solving, yet it is never without danger. Many businesses resist taking chances and stay with their winning strategy until it no longer works.

For instance, the majority of companies would want to retain or raise the price of a $10 product whenever feasible. IKEA does, however, periodically reduce the cost of its already-existing items, advertising it as "New Low Price." IKEA can give a surprising practical pricing barrier buster thanks to the economics of scale, attracting customers. Another company that frequently introduces new goods is Intel, rendering its earlier products outdated before rivals can match it with newer models.

Brands who don't innovate run the danger of falling behind as others come up with superior solutions. The digital camera was replaced by smartphones, TV stations by YouTube, bank branches by mobile banking apps, movies by Netflix, magazines by Facebook and Instagram, restaurants by frozen food and delivery services like Grab food, retailers by online shopping platforms like Lazada and Shopee, and stationery by digital. These are just a few examples of technological advancements that have rendered previous products obsolete. Brands must thus keep innovating in order to stay ahead of the competition.

Practices

Innovation requires a number of important steps or processes that can help bring new ideas, products, or services to market. Some of the most important steps in developing new ideas are:

  • Find the problem or need: The first step to innovation is to find a problem or need that needs a solution. This could be a hole in the market or a chance to improve a product or service that is already on the market.
  • Research and get information: Once the problem or need has been identified, research and get information to understand the market and customers' needs. This means learning about the competition, looking at customer feedback, and spotting trends.
  • Use creative thinking techniques, like brainstorming, to come up with a lot of ideas for how to solve the problem or meet the need.
  • Evaluate ideas and put them in order of importance. Look at the ideas that were suggested and put the best ones at the top of the list based on their potential impact, ability to be done, and resources needed.
  • Make a model or prototype of the best ideas and test it with customers to get their feedback and find places to improve.
  • Refine and improve: Based on what you learn from testing, refine and improve the prototypes until you come up with a workable solution.
  • Launch and market: Once the solution is ready, it should be put on the market and a marketing plan should be made to get it in front of the right people.
  • Watch and judge: Watch how the innovation works and judge its success based on how well it meets the goals. Make the changes and improvements you need to keep doing well.

These important steps or processes can help you come up with new ideas that meet customer needs, keep you ahead of the competition, and help your business grow.

Examples

  • At Amazon Go stores customers can walk into Amazon Go stores, pick up their items, and leave without going through a traditional checkout process. The stores use a combination of sensors, cameras, and algorithms to keep track of what customers pick up and automatically charge them through their Amazon account. This makes shopping faster and easier.
  • Pampers is a well-known baby care brand that has always come up with new products. The invention of disposable diapers, which changed the baby care industry, was one of their most important changes. They also added things like elastic leg gathers, sticky tapes, and ultra-thin designs to their diapers, which made them more comfortable and easier for parents to use. Pampers also has a line of "smart" diapers with a sensor that tells parents when their baby needs a change. This new idea has been well received by the market and makes it easier for parents to take care of their baby's diaper needs.
  • With the launch of its brand-new streaming platform and the development of original series like "Stranger Things" and "The Crown," Netflix has fundamentally altered the process by which movies and television shows are made, distributed, and enjoyed.

Xem thêm bài viết cùng chuyên mục tại đây.