Marketer Thann Auttanukune
Thann Auttanukune

Vice President CP Vietnam Corporation Serial Entrepreneur

Chiến lược đến Thực thi #16: Hãy là nhà phê bình khắt khe và công tâm nhất của bản thân

“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” là câu nói nổi tiếng của Tôn Tử về quân sự, nhưng có thể áp dụng trong nhiều bối cảnh, đặc biệt là trong ứng xử. Thật vậy, để trở thành một lãnh đạo giỏi – người có thể đánh giá tiềm năng và hỗ trợ nhân viên, trước hết bạn phải nhìn nhận và phát triển bản thân đúng hướng. Theo dõi bài viết dưới đây để tham khảo một số cách nâng cao nhận thức bản thân.

Concept: Hãy công nhận “ưu” và thừa nhận “khuyết” của bản thân

Cua mẹ nói với cua con: “Tại sao con lại đi ngang như thế? Hãy đi thẳng với mũi chân hướng về phía trước nào”.

Cua con bối rối đáp lại: “Mẹ chỉ con cách với”.

Thế là, cua mẹ bắt đầu thử đi thẳng nhưng không thể. Cô chỉ có thể đi ngang thôi. Cố gắng hơn nữa, cua mẹ hướng được mũi chân ra ngoài, nhưng cô bị trượt chân, ngã chúi mũi.

Câu chuyện trên minh họa cách chúng ta thường kỳ vọng quá mức vào bản thân và người khác mà quên chịu trách nhiệm cho những thiếu sót của mình.

Thất bại của Nokia là do không chịu khó học hỏi, cải tiến và thay đổi.
Nguồn: Medium

Theo tôi, việc tự nhận thức bản thân là điều rất cần cho sự phát triển cá nhân, đặc biệt là trí tuệ cảm xúc (EQ).

Ông Benjamin Franklin là ví dụ điển hình về người hiểu được giá trị của việc tự nhận thức và tích cực cố gắng cải thiện bản thân. Ở tuổi 20, ông bắt đầu viết nhật ký, ghi lại quá trình cải thiện 13 đức tính hàng đầu của mình. Dù chưa đạt được mục tiêu đề ra, nhưng ông cảm thấy hạnh phúc và hài lòng với cuộc sống nhờ học được cách trung thực với bản thân và chấp nhận khuyết điểm của mình. Chân dung của ông được in trên tờ tiền 100 USD có lẽ là minh chứng rõ ràng nhất.

Trong thế giới hiện đại, trí tuệ cảm xúc ngày càng quan trọng vì công nghệ và AI có thể cung cấp thông tin một cách dễ dàng. Trong khi đó, trí tuệ cảm xúc dựa trên việc thấu hiểu bản thân, mà điều này là yếu tố cốt lõi ảnh hưởng đến sự phát triển tích cực của cá nhân. Thế nên, để tiến bộ và nỗ lực trở thành phiên bản tốt nhất của bản thân, việc trung thực và công tâm với chính mình, cùng với nhận thức về những điểm yếu là cần thiết.

Benjamin Franklin là ví dụ điển hình về người hiểu được giá trị của việc tự nhận thức và tích cực cố gắng cải thiện bản thân.
Nguồn: Unsplash

Practice: 6 tips giúp cải thiện nhận thức cá nhân

Cải thiện nhận thức cá nhân là một quá trình liên tục và đòi hỏi người thực hiện phải tận tâm và không ngừng cố gắng. Các nhà lãnh đạo thương hiệu và doanh nghiệp có thể tham khảo những cách dưới đây để nâng cao nhận thức về bản thân:

  1. Tìm kiếm phản hồi: Để hiểu rõ hơn về kỹ năng và giới hạn của mình, hãy xin ý kiến từ mentor, khách hàng, đồng nghiệp và các chuyên gia.
  2. Xem xét hành động: Hãy dành thời gian để suy nghĩ về hành vi và lựa chọn của mình, đồng thời xác định những lĩnh vực mà bản thân có thể làm tốt hơn.
  3. Tập thiền định: Thiền định giúp con người nhận thức sâu hơn về suy nghĩ, cảm xúc và hành động của chính mình. Do đó, hãy biến việc thiền trở thành thói quen hàng ngày!
  4. Thuê huấn luyện viên: Việc hợp tác với huấn luyện viên hoặc mentor có thể cho bạn định hướng hoặc sự động viên khi cần đối mặt với cơ hội và khó khăn.
  5. Học hỏi từ người khác: Hãy tham dự hội nghị và hội thảo, đọc sách và bài viết liên quan đến chủ đề lãnh đạo, cũng như tìm kiếm cơ hội để noi gương những nhà lãnh đạo xuất sắc.
  6. Chấp nhận thiếu sót: Bạn cần sẵn sàng thừa nhận những khuyết điểm và hạn chế của bản thân, từ đó dùng “bàn đạp” này để cải thiện.

Tóm lại, việc hiểu rõ về điểm mạnh và điểm yếu của bản thân là cơ sở để các nhà lãnh đạo thương hiệu đưa ra những quyết định thành công dài hạn.

Để tiến bộ và nỗ lực trở thành phiên bản tốt nhất của bản thân, việc trung thực và công tâm với chính mình, cùng với nhận thức về những điểm yếu là cần thiết.

Example: Hiểu bản thân trước khi hiểu cộng đồng

1. Bà Melinda Gates, nhà đồng sáng lập và điều hành Quỹ Bill and Melinda Gates, là người luôn hiểu rõ về bản thân. Trong cuốn sách “The Moment of Lift”, bà chia sẻ về quá trình chuyển đổi nhận thức của mình: Từ việc nhận ra đặc quyền khi là một người phụ nữ da trắng trong gia đình giàu có, cho đến thay đổi cách làm từ thiện. Melinda cũng thừa nhận rằng cô đã mắc phải những sai lầm trong quá khứ. Đơn cử, kế hoạch đầu tiên của Quỹ chống đói nghèo ở Châu Phi được coi là “ngây thơ và kiêu căng”. Sự nhận thức về bản thân này đã giúp bà thay đổi cách tiếp cận cũng như gắn kết hơn với các nhóm và cộng đồng địa phương để hiểu rõ về nhu cầu và ưu tiên của họ.

Qua đó, có thể thấy, sự nhận thức về bản thân của Melinda Gates không chỉ giúp bà trở thành một nhà lãnh đạo xuất sắc, mà còn tạo cơ hội học hỏi và phát triển trong công việc để xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn.

Bà Melinda Gates, nhà đồng sáng lập và điều hành Quỹ Bill and Melinda Gates, là người luôn hiểu rõ về bản thân.
Nguồn: Prime Potomac

2. Indra Nooyi, former CEO của PepsiCo, là một nữ lãnh đạo bản lĩnh, người hiểu rất nhiều về bản thân. Trong sự nghiệp, bà đã sớm nhận ra việc cần cải thiện cách giao tiếp với mọi người. Do đó, Nooyi đã xin góp ý từ những đồng nghiệp và mentor. Bà đã nỗ lực không ngừng để vượt qua tính nhút nhát và cải thiện kỹ năng giao tiếp của mình, và điều này đã giúp bà thăng tiến trong PepsiCo cũng như trở thành CEO. Hơn thế, Nooyi cũng nhận thức rõ tầm quan trọng của việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Vì thế, bà đã thiết lập các chính sách tại PepsiCo để hỗ trợ sự phát triển bền vững của nhân viên. Ví dụ, bà cho phép nhân viên work from home và thúc đẩy lối sống lành mạnh.

Sự tập trung của Nooyi vào phát triển bền vững và trách nhiệm xã hội cho thấy bà hiểu được chính mình và mong muốn tạo ra khác biệt vượt ngoài mục tiêu tài chính.

Bà Indra Nooyi, nguyên CEO của PepsiCo, là một nữ lãnh đạo bản lĩnh, người hiểu rất nhiều về bản thân.
Nguồn: Harvard Business Review

English version

Self-awareness

A mother crab tells her kid to walk straight with his toes pointed out after scolding him for going in the wrong direction. Yet when the boy asks the mother to demonstrate how to walk, she learns she can't walk straight and trips over her toes when she attempts to turn them out. The narrative illustrates how we frequently have exaggerated expectations of both ourselves and others without taking responsibility for our own shortcomings.

Self-awareness development is essential for emotional intelligence and personal development. Benjamin Franklin is an excellent example of a person who understood the value of self-awareness and actively tried to better himself by documenting his accomplishments in a notebook of his top 13 virtues. Franklin found happiness and fulfillment by being truthful with himself and accepting his flaws.

Emotional intelligence is gaining importance in the modern world, since technical information can be easily provided by AI and technology. Emotional intelligence is built on self-awareness, which is crucial for positive personal development. In order to progress and strive toward being our best selves, it is critical to be honest and fair with ourselves and to recognize our flaws.

Practices

The process of improving one's self-awareness is continual and necessitates continuing dedication and work. These are some strategies for brand and company executives to increase their self-awareness:

  • Seek feedback: To better understand your skills and limitations, seek input from mentors, customers, coworkers, and other professionals.
  • Consider your actions: Give yourself some time to think back on your conduct and choices, and pinpoint any areas where you might have done better.
  • Engage in mindfulness exercises: As part of your daily routine to help you become more conscious of your thoughts, feelings, and actions.
  • Hire a coach: Work with a coach or mentor who can offer direction and encouragement as you negotiate possibilities and obstacles.
  • Discover from others: Attend conferences and seminars, read leadership-related books and articles, and look for opportunities to shadow outstanding leaders.
  • Accept vulnerability: Be open to admitting your flaws and shortcomings and using them as a springboard for improvement.

Brand and company leaders may better understand their strengths and shortcomings and make decisions that will result in long-term success by gaining self-awareness.

Examples

  • Melinda Gates runs the Bill and Melinda Gates Foundation with her ex-husband. She has always been very self-aware. In her book "The Moment of Lift," she talks about how she came to realize her own privilege as a white woman from a wealthy family and how that changed the way she did charity work. She also admits that she has made mistakes in the past. For example, she says that the Foundation's first plan to fight poverty in Africa was "naive and arrogant." This self-awareness let her change her approach and work more closely with local groups and communities to better understand their needs and priorities. Overall, Melinda Gates' self-awareness has not only made her a better leader, but it has also helped her learn and grow in her work to make the world a better place.
  • Indra Nooyi, the former CEO of PepsiCo, is another example of a strong female leader who knew a lot about herself. Nooyi knew early on in her career that she needed to improve how she talked to people, so she asked her colleagues and mentors for feedback. She worked hard to get over being shy and improve her communication skills, which helped her move up at PepsiCo and become the CEO. Nooyi also knew how important it was to have a good balance between work and life, so she set up policies at PepsiCo to help employees' well-being. For example, she gave employees the option to work from home and promoted healthy lifestyles. Her focus on sustainability and social responsibility showed that she was self-aware and wanted to make a difference beyond just the bottom line.

Xem thêm bài viết cùng chuyên mục tại đây