10 chiến lược tăng doanh thu nhóm bán hàng ngành bán lẻ với GIS
Muốn cạnh tranh, tồn tại và có chỗ đứng trên thị trường kinh doanh khốc liệt hiện nay, các nhà bán lẻ phải có một chiến lược tăng doanh thu bài bản. Trung bình, các nhân viên bán hàng báo cáo rằng họ chỉ dành 1/3 thời gian để nói chuyện với khách hàng tiềm năng. Nếu mức thời gian mà nhân viên bán hàng dành cho việc bán hàng tăng lên từ 5% đến 10% chắc chắn doanh nghiệp sẽ được hưởng nhiều lợi ích.
Chỉ với những cải tiến nhỏ như vậy cũng có thể tác động sâu đến doanh thu của doanh nghiệp. Thay vì tăng cường thêm các đại diện bán hàng mới, nhà quản lý hoàn toàn có thể cải thiện hiệu suất bán hàng bằng cách tăng năng suất của nhóm bán hàng hiện tại. Giải pháp này giúp tăng doanh số bán hàng nhanh hơn và tạo động lực tích cực tới đội ngũ bán hàng tốt hơn.
1. Đầu tư Đào tạo và Huấn luyện
Chiến lược tăng doanh thu nhóm bán hàng đầu tiên dành cho các nhà bán lẻ chính là chú trọng vào việc đào tạo và huấn luyện. Hầu hết các doanh nghiệp đều xây dựng chương trình đào tạo nhằm giới thiệu quy trình bán hàng đến các ứng viên sau tuyển dụng.
Tuy nhiên quá trình này thường chỉ kéo dài 1 tuần, sau đó nhân viên sẽ phải tự mày mò, học hỏi. Nếu muốn khai thác tối đa nhóm bán hàng, doanh nghiệp cần tiếp tục đầu tư vào chương trình đào tạo nhằm phát triển kỹ năng và năng lực chuyên môn của nhân sự.
10 chiến lược tăng doanh thu nhóm bán hàng ngành bán lẻ
2. Tự động hóa các tác vụ quản trị
Tại phần đầu của bài viết, chúng chúng tôi đã đề cập rằng nhân viên bán hàng chỉ dành khoảng 1/3 thời gian trong ngày của họ vào công việc bán hàng. Hầu hết các thời gian còn lại đều dành cho việc thực hiện các tác vụ khác như: nhập dữ liệu, viết/gửi email, lên lịch họp,… Bằng cách tự động hóa các tác vụ này, doanh nghiệp có thể giải phóng nhóm bán hàng của mình, từ đó tập trung thời gian vào việc trao đổi, tìm kiếm và bán hàng với khách hàng tiềm năng.
Doanh nghiệp có thể nghiên cứu, xem xét các công cụ giúp giảm bớt khối lượng công việc của các đại diện bán hàng. Có nhiều giải pháp, nền tảng công nghệ bán hàng tự động như CRM. CRM giúp tự động nhập dữ liệu, tạo mẫu email và giới hạn số lượng công việc quản trị viên cần thiết.
3. Sử dụng các công cụ bán hàng
Một trong những chiến lược tăng doanh thu nhóm bán hàng ngành bán lẻ chính là ứng dụng các công cụ bán hàng tự động. Các giải pháp phần mềm giúp tự động hóa quy trình bán hàng và giúp các salesman xác định khách hàng tiềm năng tốt hơn. Một số công cụ mà nhân viên bán hàng cần bao gồm:
- Một CRM để thiết lập, hướng dẫn khách hàng tiềm năng
- Phần mềm lập bản đồ bán hàng (Sales mapping software) để hình dung vị trí của khách hàng
- Tối ưu hóa tuyến đường để giảm thời gian khách hàng trên đường
Các giải pháp tăng doanh số bán hàng thông minh này có thể giúp nhà quản lý theo dõi hiệu suất của nhóm, đưa ra các phân tích phù hợp cũng như lập kế hoạch khu vực bán hàng hiệu quả, tận dụng tối đa các nguồn lực của mình.
Sử dụng công cụ Sales mapping software
4. Đo lường hiệu suất
Trước khi bắt đầu thúc đẩy doanh số bán hàng, nhà quản lý cần nắm bắt được năng lực và vị trí hiện tại của mình ở đâu. Đảm bảo rằng nhà quản lý có một bảng điều khiển tổng quan để đo lường các chỉ số chính khác nhau bao gồm:
- Tỷ lệ tiếp xúc
- Tỷ lệ dẫn đầu
- Tỷ lệ chuyển đổi
- Doanh thu trung bình trên mỗi lần bán hàng
- Giá trị lâu dài của khách hàng
- Tỷ lệ churn của khách hàng
- Độ dài chu kỳ bán hàng
- Tỷ lệ dẫn đến cơ hội
Các chỉ số được chọn sẽ phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh và mục tiêu bán hàng của doanh nghiệp. Khi nhà quản lý đã xác định KPI của mình, hãy sử dụng dữ liệu thu thập được để xác định xem nhóm bán hàng có đang đáp ứng kỳ vọng hay không. Từ đó, đặt mục tiêu và theo dõi kết quả để đảm bảo bạn đang tận dụng tối đa đội ngũ bán hàng của mình.
Nhà quản trị cần thiết lập bảng điều khiển tổng quan để đo lường các chỉ số khác nhau
5. Hình dung khách hàng trên bản đồ
CRM và bảng tính là công cụ hữu hiệu, tuy nhiên đôi khi tất cả các dữ liệu này sẽ dẫn đến việc quá tải. Lượng thông tin thu thập được quá lớn, khiến nhóm bán hàng cũng như nhà quản trị mất nhiều thời gian phân tích và đưa ra định hướng. Đây là lý do tại sao ngày càng nhiều doanh nghiệp sử dụng công cụ phần mềm bản đồ bán hàng.
Bằng cách lập biểu đồ về khách hàng, doanh số, đại diện bán hàng và các dữ liệu khác trên bản đồ tương tác, nhà quản lý có thể khám phá ra những cơ hội mới mà trước đây chưa từng thấy.
Có thể phần lớn doanh số của doanh nghiệp đến từ một lĩnh vực nào đó, hoặc có thể có một số sản phẩm/dịch vụ khác mà nhà quản lý đã bỏ qua. Phần mềm lập bản đồ bán hàng cho phép nhà quản lý tận dụng dữ liệu của mình và tối đa hóa tiềm năng của nó.
Hình dung khách hàng trên bản đồ giúp nhà quản lý khám phá các cơ hội bán hàng mới
6. Ưu tiên các hoạt động quan trọng
Chiến lược tăng doanh thu nhóm bán hàng tiếp theo chính là ưu tiên xử lý các vấn đề quan trọng. Các đại diện bán hàng thường phải đảm nhận nhiều nhiệm vụ mỗi ngày và họ thường khó xác định đâu là điều quan trọng nhất.
Nhà quản lý cần thông báo rõ ràng những nhiệm vụ nào là quan trọng, cần được ưu tiên xử lý. Về cơ bản nhiệm vụ liên quan đến bán hàng phải được ưu tiên giải quyết trước bất kỳ loại công việc nào khác.
7. Tối ưu hóa lộ trình bán hàng
Các đại diện bán hàng ngoài hiện trường thường phải dành nhiều thời gian di chuyển tới các vị trí khách hàng cũng như điểm bán. Trong khi đó nhà quản lý lại muốn đội ngũ của mình tiếp cận khách hàng nhanh nhất. Bằng việc sử dụng một số công cụ tối ưu hóa tuyến đường có sẵn các vấn đề có thể được giải quyết nhanh hơn.
Công cụ bản đồ giúp tối ưu hóa tuyến đường bán hàng cho đội ngũ sales
8. Khen thưởng và đưa ra quyền hạn
Chúc mừng và khen thưởng cho nhóm bán hàng vì đã đạt mục tiêu và các hạn ngạch quan trọng được xem là một trong những hoạt động chiến lược tăng doanh thu nhóm bán hàng.
Nhà quản lý nên dành thời gian khen thưởng nhân viên vì những nỗ lực bán hàng, tạo ra khách hàng mới, doanh số mới. Hoạt động này không mất quá nhiều thời gian nhưng những lời khen hoặc cảm ơn có thể tạo ra sự khác biệt về lâu dài.
9. Xây dựng khu vực bán hàng hiệu quả
Khu vực bán hàng được tối ưu hóa cung cấp nhiều lợi ích giúp tăng năng suất, thúc đẩy tinh thần và tăng doanh số bán hàng. Bằng cách tạo ra một khu vực bán hàng cân bằng, nhà bán lẻ sẽ được hưởng các lợi ích như:
- Đảm bảo số lượng đại diện bán hàng hợp lý ở mỗi khu vực
- Cải thiện dịch vụ khách hàng
- Khám phá thêm nhiều cơ hội
- Tạo sự bình đẳng cho tất cả nhân viên bán hàng
- Giảm sự luân chuyển của nhân viên
- Tăng 20% hiệu quả bán hàng bằng cách giảm thời gian di chuyển
Tối ưu hóa khu vực bán hàng giúp tăng năng suất, thúc đẩy tinh thần và tăng doanh số
10. Thường xuyên đánh giá quy trình bán hàng
Doanh nghiệp cần thiết lập quy trình bán hàng có thể giúp hoàn thành mục tiêu kinh doanh. Tuy nhiên khách hàng, thị trường và sản phẩm của doanh các quy trình bán hàng nhằm thích ứng với chúng.
Để chiến lược tăng doanh thu nhóm bán hàng đặt được mục tiêu và kết quản tốt các doanh nghiệp bán lẻ có thể cải thiện năng suất bán hàng của doanh nghiệp.
Nguồn: ekgis.com.vn