Vì sao chiến dịch đặt cọc VinFast VF3 gây sốt mạng xã hội?

Vì sao chiến dịch đặt cọc VinFast VF3 gây sốt mạng xã hội?

Theo thông tin đưa từ VinFast, chỉ sau 3 ngày nhận đặt cọc sớm, VinFast VF3 đã nhận tổng cộng 27.649 đơn đặt cọc với trị giá 15 triệu đồng/đơn, khiến số tiền thu về được là 414.735 tỷ đồng. Sự thành công này đến từ việc tận dụng đúng kênh truyền thông khi các doanh nghiệp xe khác đang đánh dàn trải các kênh cùng key message chung chung. Bài viết này sẽ đi vào phân tích chiến lược truyền thông của VinFast VF3, từ đó rút ra bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh thị trường ngành xe đang dần trở nên bão hòa.

I. Sức nóng của VinFast VF3 tại thời điểm ra mắt trên mạng xã hội

Việc đo lường sức hút của một thương hiệu không chỉ dựa vào doanh số bán, độ phủ cửa hàng... mà còn phải giành được sự chú ý của người dùng trên MXH thông qua việc đo lường độ tương tác. Ngay vào thời điểm ra mắt, VinFast VF3 đã gây xôn xao cộng đồng mạng khi ghi nhận số lượng thảo luận (Buzz Volume) lên đến 218.500 – đứng vị trí thứ 4 trong Top 10 chủ đề được thảo luận nhiều nhất trên mạng xã hội (từ 9/5/2024-15/5/2024), chỉ sau các ngày lễ lớn và mùa hè.

Hiếm có mẫu xe nào khi hãng còn chưa cho chạy thử nghiệm, thậm chí là xe còn đang ở giai đoạn “tiền sản xuất” mà lại được đón nhận nồng nhiệt như vậy.

Top 10 chủ đề được thảo luận nhiều nhất trên mạng xã hội (từ 9/5/2024-15/5/2024)

Không chỉ vậy, hình thức đặt cọc mẫu xe VF3 của VinFast cũng thu hút sự quan tâm lớn khi có đến 234.354 lượt tương tác. Trong đó, tỷ lệ giữa thảo luận tích cực và tiêu cực về thương hiệu cũng khá ổn định và xoay quanh các chủ đề về: phiên bản đặc biệt và khoe đã cọc.

Sắc thái thảo luận về hình thức đặt cọc VinFast.

II. Khám phá cách VinFast VF3 tạo sức hút bằng social media marketing

1. Tận dụng insight của người dùng về xe điện

Để lên được một chiến dịch social media marketing thành công, điều quan trọng là phải xác định đúng “must-win” channel. Tuy nhiên, nó không chỉ đơn thuần là xác định kênh chủ đạo nào mà thương hiệu còn phải đào sâu hơn xem đối tượng mục tiêu đang thảo luận về những nội dung gì để từ đó customize lại key message để chiến thắng tâm trí người tiêu dùng (win-in-mind). Trong bài viết này, Buzzmetrics cập nhật thống kê về kênh truyền thông và mối quan tâm hàng đầu của người dùng khi quyết định lựa chọn mua xe điện trong quý II/2024 và đầu quý III/2024 (1/4/2024-24/7/2024).

Tổng hợp các kênh thảo luận về xe điện.

Khi làm một chiến dịch truyền thông, lựa chọn nơi đông người nhất vẫn luôn là một quy tắc bất di bất dịch. Facebook vẫn luôn là platform hàng đầu của marketers khi chiếm đến 60,2% lượng thảo luận trong ngành xe điện. Bên cạnh đó, TikTok cũng là nền tảng tiềm năng còn nhiều dư địa để khai phá khi chiếm 28,9% thị phần thảo luận.

Các mối quan tâm hàng đầu khi chọn ô tô điện của người dùng.

Đào sâu hơn về thảo luận trên mạng xã hội, các mối quan tâm hàng đầu của người dùng khi chọn thương hiệu xe điện là:

  • Giá cả (30,4%): Giá cả là yếu tố quan trọng nhất đối với hầu hết người tiêu dùng khi mua bất kỳ sản phẩm nào, đặc biệt là các sản phẩm có giá trị lớn như xe điện. Người tiêu dùng muốn biết liệu họ có thể chi trả được hay không và so sánh giá cả với các loại xe khác (xe xăng, xe hybrid) để đưa ra quyết định hợp lý.
  • Thiết kế (29,1%): Thiết kế xe là yếu tố quan trọng vì nó phản ánh phong cách và cá nhân hóa của người tiêu dùng. Một thiết kế đẹp, hiện đại và hợp thời trang sẽ thu hút nhiều người hơn.

2. Hiểu được insight, VinFast đã có chiến lược gì khi launching VF3?

Vì Facebook và TikTok là hai kênh thảo luận chính trong ngành xe, VinFast đã tận dụng tối ưu với các hoạt động như Mega Livestream và V-creator để tăng cường nhận diện thương hiệu trực tuyến. Bên cạnh đó để vượt qua rào cản về giá và đẩy doanh thu, VinFast cũng tung hàng loạt mã giảm giá cùng hình thức đặt cọc chỉ 15 triệu đồng ngày trong các phiên livestream.

(1) Tổ chức Mega Livestream đặt cọc

Sự thành công trong chiến dịch mở bán VF3 phải kể đến hình thức livestream kết hợp cùng các KOL. Trên thực tế, hình thức này không mới, nhưng chủ yếu dành để bán những mặt hàng low-involvement. Còn những mặt hàng high-involvement giá trị cao như ô tô còn khá lạ lẫm tại Việt Nam, mà chỉ mới phổ biến tại thị trường Trung Quốc.

Thế nhưng VinFast đã tiên phong mở ra xu hướng bán hàng mới trong thị trường ô tô Việt Nam: VinFast đã hợp tác cùng các KOCs như PewPew hay ViruSs để quảng bá, chốt cọc VF3 trên các nền tảng Shopee, Facebook, và TikTok. Chính điểm khác biệt chưa từng có này đã khiến VinFast VF3 đang trở thành chủ đề hot trên mạng xã hội khi có đến 108.100 lượt tương tác, và 19.878 buzz.

VinFast tổ chức Mega Livestream đặt cọc.

(2) Chương trình V-creator

Nhận thức được sức mạnh to lớn của social media và cộng đồng sáng tạo nội dung, VinFast đã ra mắt chương trình V-CREATOR. Thay vì tập trung vào quảng cáo truyền thống, VinFast đã khéo léo khai thác sức mạnh cộng đồng để tạo ra những nội dung chân thực, gần gũi và truyền cảm hứng như dạng review: “Ngồi thử VF3 – xe dành cho người lương 5 chẹo”. Nhờ vậy, thương hiệu VinFast không chỉ được quảng bá rộng rãi mà còn tạo dựng được hình ảnh tích cực và thu hút sự quan tâm của khách hàng tiềm năng. Chỉ trong 1 tuần launching, chương trình đã gặt hái được con số ấn tượng với 197.476 tương tác và 51.092 buzz.

(3) Mã giảm giá cá nhân hóa cho đối tác

VinFast cá nhân hóa mã giảm giá cho partnership, ví dụ mã giảm giá dành riêng cho thành viên Otofun để mang lại nhiều lợi ích chiến lược:

  • Nhắm đúng nhóm đối tượng khách hàng
  • Tăng cường nhận diện thương hiệu

Mã giảm giá cá nhân hóa cho đối tác khi đặt cọc VinFast VF3.

Khi các thành viên của Otofun sử dụng mã giảm giá và chia sẻ trải nghiệm (UGC Content), điều này sẽ tạo ra hiệu ứng lan tỏa, tăng cường nhận diện thương hiệu trong cộng đồng ô tô. VinFast VF3 đã đạt được hiệu quả về mặt truyền thông khi đạt được 10.491 tương tác, 3.529 buzz chỉ trong vòng 1 tuần ra mắt (9/5/2024-15/5/2024).

III. Kết luận

Qua chiến dịch launching VF3 của VinFast, marketers có thể học được gì?

  • Tìm kênh truyền thông có tiềm năng reach cao: Thay vì đánh dàn trải các kênh, hiểu động cơ mua sắm, sở thích và hành vi tiêu dùng của khách hàng và các điểm chạm chính trong customer journey sẽ giúp thương hiệu xác định những điểm cần tập trung truyền thông để tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng.
  • Tính mới lạ khi truyền thông đã bão hòa: Dù nhãn hàng có sản phẩm độc đáo, insight đắt giá nhưng các hoạt động truyền thông lại hời hợt không có gì khác biệt sẽ vừa làm hạn chế khả năng thu hút, vừa khiến khách hàng mục tiêu không nhận ra giải pháp nhãn hàng đem lại, lãng phí một sản phẩm tiềm năng

* Nếu thương hiệu xe của bạn vẫn đang tìm đối tác nghiên cứu dữ liệu mạng xã hội đáng tin cậy ngành auto để lên những chiến lược truyền thông phù hợp, tham khảo ngày gói giải pháp Automotive của Buzzmetrics.

* Nguồn: Buzzmetrics